CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

V. I. LÊNIN VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG QUAN LIÊU, THAM NHŨNG

 

V. I. Lênin cho rằng, đây là cuộc đấu tranh cực kỳ khó khăn”[1]; đó cũng là cuộc đấu tranh toàn diện, hệ thống trên nhiều lĩnh vực: “cần phải tiến hành một công tác lớn lao về giáo dục, tổ chức, văn hóa”; “Không thể nào chỉ dùng pháp luật mà hoàn thành nhanh chóng được, nó đòi hỏi một công tác lớn lao và lâu dài”[2]. Để phòng, chống quan liêu, tham nhũng cần phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết và không có vùng cấm trong cuộc chiến này: “Bất cứ biểu hiện nào của thái độ quan liêu dù nhỏ đến đâu cũng sẽ bị trừng phạt”[3]. Để phòng, chống quan liêu, tham nhũng, trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn, Lênin đã đưa ra nhiều giải pháp, biện pháp khác nhau, nổi bật là:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong Đảng để ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng. Việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc đối với các công việc của Đảng, Nhà nước sẽ góp phần hạn chế các kẻ lợi dụng quyền lực để đục khoét của cải của nhân dân. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng sẽ góp phần sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm. Thanh tra, kiểm tra sẽ góp phần đấu tranh “chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi Đảng những kẻ lén lút chui vào Đảng”[4] .

Thứ hai, để phòng, chống quan liêu, tham nhũng, Lênin rất coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân phát huy, thực hành dân chủ rộng rãi, cuốn hút, lôi cuốn nhân dân tham gia vào các công việc của Đảng, của Nhà nước. Người chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh chống sự lệch lạc quan liêu chủ nghĩa đối với tổ chức Xô-Viết, được đảm bảo bởi tính vững chắc của những mối liên hệ gắn liền các Xô-Viết với “nhân dân”, nghĩa là với những người lao động”. Người đã nhiều lần nhắc nhở các cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền Xô-Viết, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thường xuyên chăm lo thu hút đông đảo quần chúng lao động trực tiếp tham gia phòng, chống quan liêu, tham nhũng, chỉ có thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào việc quản lý đất nước và giám sát rộng rãi mọi cơ quan quản lý mới xóa bỏ được những thiếu sót của bộ máy, làm cho các cơ quan loại trừ được bệnh quan liêu. Người cũng yêu cầu cần phải thường xuyên tiếp dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải xây dựng “quy chế về ngày giờ mở cửa tiếp công chúng cần phải được yết thị ở từng cơ quan”; phải làm sao để người dân được tạo thuận lợi, dễ dàng trong việc giám sát các đảng viên, các cơ quan công quyền một cách “tự do, không cần có giấy phép” và “không mất tiền”.

Thứ ba, một trong những giải pháp mà V. I. Lênin cũng coi trọng để phòng, chống quan liêu, tham nhũng là tăng cường kỷ luật trong Đảng, thực hiện kỷ luật đảng viên nghiêm khắc trong điều kiện Đảng cầm quyền. Người viết: “Để chống lại những tính xấu đó, để làm cho giai cấp vô sản có thể thực hiện được một cách đúng đắn vai trò tổ chức của nó (và đó là vai trò chính của nó), một cách có kết quả và thắng lợi thì chính đảng của giai cấp vô sản phải thực hiện được, trong nội bộ của mình, một chế độ tập trung chặt chẽ và một kỷ luật nghiêm ngặt”[5]. Vi phạm kỷ luật- cũng có nghĩa là phản bội lại Đảng: “Kẻ nào làm yếu - dù chỉ là chút ít - kỷ luật sắt trong Đảng của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳ chuyên chính của nó) là thực tế giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”[6] . Theo V. I. Lênin, phải kiên quyết đưa ra khỏi Đảng, khỏi bộ máy nhà nước những kẻ quan liêu, tham nhũng: “Tôi rất mong chúng ta có thể đuổira khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào đảng và đã không những không biết đấu tranh chống bệnh giấy tờ cùng nạn hối lộ, mà còn cản trở cuộc đấu tranh này”. Người cũng yêu cầu phải xử thật nặng, nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, ăn hối lộ trong Đảng, trong Nhà nước để nêu gương. Trong bức thư gửi trước sự việc Tòa án Mátxcơva xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Người viết:“Không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế là một việc xấu hổ cho những người cộng sản”. V. I. Lênin yêu cầu phải “lay động các tòa án nhân dân và dạy cho họ biết trừng trị một cách không thương xót, kể cả việc đem bắn, và nhanh chóng những kẻ lạm dụng chính sách kinh tế mới”[7]; “Đối với người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng”[8] .

Thứ tư, theo V. I. Lênin, để hạn chế, khắc phục căn bệnh quan liêu, tham nhũng, cũng cần tăng cường kiểm soát bộ máy nhà nước, giảm bớt sự cồng kềnh, chống chéo trong bộ máy, đồng thời nâng cao chất lượng, phẩm chất, năng lực cán bộ, đảng viên, thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm cá nhân ấy một cách nghiêm ngặt, gắn quyền lợi với trách nhiệm, nghĩa vụ, xây dựng cơ chế phát hiện và thải loại những cán bộ đảng viên, công chức thoái hóa, biến chất. Người chỉ rõ: “đấu tranh chống cái vũng lầy chủ nghĩa quan liêu và bệnh giấy tờ bằng cách kiểm tra người và kiểm tra công việc thực tế, tống cổ một cách không thương xót những công chức thừa, giảm biên chế, thay đổi những đảng viên cộng sản không nghiêm túc học tập việc quản lý”[9] ;“lựa chọn người; thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với việc đang làm; kiểm tra công việc thực tế”[10]

LXZ

 



[1] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr. 199

 

[2] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr.121.

 

[3] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr.123.

 

[4] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr.124.

 

[5] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr.486.

 

[6] V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr. 487.

 

[7], 8 V. I. Lênin, Toàn tập, Tập 44, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tr.453.

 

 

[9]

0 nhận xét: