Để vận dụng, phát triển các quan điểm của V.
I. Lênin đối với công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng Đảng và Nhà nước
ta cần căn cứ vào tình hình và yêu cầu đặt ra, tập trung thực hiện tốt một số
giải pháp:
Một là, tiếp
tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh trong cán bộ, đảng viên nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong Đảng và
xã hội về ý thức tu dưỡng,rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
nâng cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đẩy lùi sự
suy thoái, tha hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Trong
cuộc vận động này, cần cụ thể hóa những nội dung về phòng, chống các biểu hiện
quan liêu, tham nhũng trong nội dung học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí
Minh; quán triệt những nội dung này đến các cán bộ, đảng viên.
Hai là, tạo lập,
hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, minh bạch, nhất quán. Cần công khai và
minh bạch việc ra các quyết định, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy
ra tình trạng quan liêu, tham nhũng như phân bổ, bố trí vốn, đất đai, tài sản của
nhà nước... Minh bạch việc đấu thầu và giao dự án đầu tư của nhà nước cho các tổ
chức, cá nhân.
Ba là, hoàn
thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, nghiêm trị những hành vi lạm dụng quyền lực,
vi phạm Điều lệ Đảng, luật pháp của Nhà nước. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền
và trách nhiệm của cấp ủy, Thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp, giữa cấp ủy cấp
trên và cấp ủy cấp dưới; giữa cấp ủy Đảng với các cơ quan nhà nước; giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong hệ thống nhà nước; giữa quyền hạn,
trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, nhất là người đứng
đầu; thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, xóa bỏ tuyệt đối
cơ chế “xin - cho”. Xây dựng, hoàn thiện quy trình ra quyết định; làm rõ các
công đoạn, xác định người chịu trách nhiệm chính của từng công đoạn. Nâng cao
hiệu lực kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, Nhà nước; tập
trung kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu ở cấp cao, phát hiện,
truy cứu đến cùng, xử lý triệt để những sai phạm, không có vùng cấm theo phương
châm: quyền cao, chức trách càng lớn nếu sai phạm phải xử lý càng nghiêm.
Bốn là, đổi mới
mạnh mẽ công tác cán bộ, khắc phục những yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ.
Thực hiện thí điểm chế độ tiến cử, chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý. Mở rộng
hình thức thi tuyển cán bộ, công chức. Xây dựng tiêu chí, hoàn thiện quy trình,
mở rộng diện và đối tượng tham gia đánh giá cán bộ, bảo đảm dân chủ, thật sự
khoa học, công khai, minh bạch; lấy hiệu quả, chất lượng công việc làm tiêu chí
chính. Đổi mới phương thức, quy trình đề bạt cán bộ, kết hợp quy hoạch cán bộ với
mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện công khai, minh bạch tài
sản của cán bộ trước khi quyết định đề bạt. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác bầu
cử trong Đảng và hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm giới thiệu của người đứng
đầu; bảo đảm số dư các ứng viên ở tất cả các chức danh ở các cấp, các ngành và
thực hiện quy định các ứng viên phải trình bày chương trình công tác. Nghiên cứu
đổi mới quy trình bầu cử, đề bạt cán bộ theo hướng “dân bầu trước, Đảng quyết định
phân công, bổ nhiệm sau”. Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cán bộ, cho
từ chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp, các tổ chức
trong hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế
nhà nước hoạt động kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực,
kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp; có khuyết điểm, vi phạm chưa đến mức
xử lý kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công
tác. Tập trung giải quyết những trường hợp mà dư luận có nhiều ý kiến. Kiên quyết
và khẩn trương giải quyết, xử lý đúng người, đúng việc những vụ việc tồn đọng,
nổi cộm, bức xúc đã phát hiện trong thời gian gần đây mà công luận quan tâm.
Năm là, phát
huy vai trò của nhân dân của các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia phòng,
chống quan liêu, tham nhũng. Thực hiện nghiêm trách nhiệm gắn bó với nhân dân,
chịu trách nhiệm trước nhân dân của tổ chức đảng, đảng viên được quy định trong
Điều lệ Đảng; trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, các cơ quan
nhà nước được Hiến pháp, pháp luật quy định; xây dựng cơ chế để nhân dân giám
sát, đánh giá cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức đảng, các cơ
quan nhà nước; để nhân dân tiến cử những người có đủ đức, tài vào các cơ quan của
Đảng và Nhà nước. Thực hiện có hiệu quả Quy chế giám sát và phản biện xã hội của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Giao cho các phương tiện
thông tin đại chúng đưa lên công luận những hiện tượng hư hỏng, những hành vi
quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã được xác định rõ ràng, đích xác.
LXZ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét