Từ
sau ngày đất nước độc lập thống nhất đến nay, đã trải qua 12 kỳ đại hội đảng,
nước ta vẫn chưa ngăn chặn được nạn tham nhũng, không những thế mà năm sau còn
nghiêm trọng hơn năm trước. Bọn giặc “nội xăm” này có kẻ thì tinh vi, có kẻ rất
trắng trợn; nguy hại hơn là một số phần tử còn chui sâu vào các cơ quan lãnh
đạo của đảng và Nhà nước, đang tàn phá khốc liệt đất nước.
Trong
các văn kiện trình đại hội XII của đảng, có viết: “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vẫn nghiêm trọng”. Trong phần
Báo cáo cộng tác xây dựng đảng, có nói: “tình trạng thoái hóa, biến chất về
chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống: Tệ quan liêu, tham nhũng, bòn rút
của công, lãng phí, sách nhiễu dân trong cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; làm giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng . Đó
là nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của đảng, của chế độ”.
Tham
nhũng là lợi dụng chức quyền giành cho mình những đặc quyền đặc lợi; là nhũng
nhiễu nội bộ và nhân dân của những cá nhân cụ thể trong bộ máy Nhà nước, khi họ
thoái hóa, biến chất trở thành những kẻ cơ hội, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa,
đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Hành vi tham nhũng được biểu hiện dưới các
hình thức tham ô, hối lộ, cố ý làm trái pháp luật, lãng phí trong sản xuất và
tiêu dùng, nhũng nhiễu nội bộ và nhân dân. Về mặt chính trị xã hội, tham nhũng
gắn liền với quyền lực, xuất hiện ở nơi có quyền lực và ở người nắm quyền lực.
Hậu
quả của nạn nhân tham nhũng không chỉ làm tổn hại kinh tế, mà còn thực sự đang
chống phá đảng, phá hoại chế độ chính trị - xã hội. Nạn tham nhũng, nếu không
ngăn chặn đẩy lùi sẽ là nguy cơ trực tiếp sự sống còn của đảng và chế độ.
Trước hết, tham nhũng gây ra đảo lộn công bằng xã
hội, làm cho một số người có chức có quyền trong bộ máy Nhà nước và “những kẻ
ăn theo” giàu lên nhanh chóng.tham nhũng làm phân hóa giàu nghèo nhanh nhất,
gây ra bất bình đẳng về chính trị sẽ dẫn đến “chệch đường” chính trị, chệch mục
tiêu của cách mạng XHCN. Lênin đã chỉ ra: Nếu vẫn còn tham nhũng, còn hối lộ
thì không thể nói đến chính trị được và không có một đạo luật nào, một mục tiêu
chính trị nào có thể thực hiện được trong điều kiện tồn tại nạn tham nhũng và
hối lộ.
Thứ hai, tham nhũng tức là làm thất thoát tiền bạc
và tài sản của Nhà nước, từ cửa công chuyển sang của tư, từ làm việc công
chuyển sang làm việc tư, sẽ làm chậm tiến bộ, thậm chí làm hỏng các chính trị
làm thất bại các kế hoạch của đảng. Nhà
nước, làm biến dạng mô hình và bước đi của quá trình xây dựng CHXH, làm mất
tính khả thi của sự nghiệp CNH, HĐH, sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thứ ba, những kẻ tham nhũng cũng sợ công luận và
pháp luật, nên họ phải tìm cách lợi dụng kẽ hở của pháp luật để “Lách luật” làm
biến dạng, mất tác dụng các chính sách và giải pháp kinh tế, làm sai lệch đường
lối đổi mới của đảng. Ở nơi tham nhũng, không thể nói đến thực hiện có hiệu quả
chủ trương, chính sách, không thể đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống.
Thứ tư, những kẻ tham nhũng thường rêu rao nguyên
tắc này nguyên tắc nọ, nhưng lại thường vi phạm nguyên tắc, nhất là nguyên tắc
tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ, chia sẻ, bè phái, trù dập người
chân chính , dung túng tiêu cực, bao che kẻ có tội, tạo ra môi trường sống
thiếu lành mạnh, làm đảo lộn có các giá trị văn hóa đạo đức, là mảnh đất” màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng
“gieo mầm” chống phá chế độ, chống
phá Đảng và Nhà nước ta.
Thứ năm, nạn tham nhũng nếu không khắc phục được nhân dân sẽ mất lòng tin vào
đảng và Nhà nước, dẫn đến thái độ thờ ơ chính trị , thậm chí có thể tự phát
chống đối. Đó là “Nguy cơ của một đảng cầm quyền” . Lê nin dạy rằng: “Nếu co cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì
chính là cái đó”.
Như
vậy, tính chất chính trị của nạn tham nhũng hiện nay ở nước ta biểu hiện ở sự
nguy hại đến tồn vong của sự nghiệp cách mạng là một thách thức gay gắt đối với
sự tồn tại và phát triển của cách mạng nước ta.
Nguyên nhân chính của nạn tham
nhũng đang lộng hành trong bộ máy Nhà nước
ta hiện nay.
1.
Do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trong khi bộ máy tổ chức quản
lý kinh tế - xã hội vẫn chậm đổi mới, còn cồng kềnh, kém hiệu lực, các luật và
chính sách lại thiếu đồng bộ, còn lỏng lẻo, đã tạo ra nhiều kẽ hở cho những
phần tử cơ hội, thực dụng dễ bề tham nhũng.
2. Về nhận thức, nhiều người chưa thấy rõ tham nhũng đang
là vấn đề nguy hại nghiêm trọng. Một số người giữ cương vị lãnh đạo các cấp còn
bao che, đồng lõa, không kiên quyết vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng, thậm chí
còn tạo ra ô dù để cho bọn tham nhũng tác oai, tác quái. Một số cán bộ, đảng
viên và nhân dân còn sợ ông “Quan tham” vì có thế lực, sợ bị trù dập. Các cơ
quan lập pháp và hành pháp chưa làm hết trách nhiệm thậm chí có bộ phận vẫn
chưa thật sự trong sạch; quần chúng nhân dân có một bộ phận bất bình, một bộ
phận thì thờ ơ. Mất lòng tin lớn vào đảng và Nhà nước.
3.
Nguyên nhân cơ bản là sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên có
chức có quyền cho bộ máy lãnh đạo của đảng và Nhà nước. Những kẻ tham nhũng
chính là những người chưa đủ phẩm chất đạo đức và năng lực đế độ cần thiết
tương xứng với quyền lực mà họ được trao. Họ không hề nghĩ đến đảng, nhân dân
mà chỉ lo thu vén cá nhân. Ở họ, chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa thực dụng luôn
kết hợp lại, tìm kẽ hở để đục khoét, tìm cơ hội ngoi lên kiếm chác, kiếm chác
được lại “lo lót” để tạo cơ hội leo cao,
chui sâu hơn. Những hạng người này cũng thường hay đưa ra quan điểm, nguyên tắc
để làm “Trò ảo thuật”, che đậy bộ mặt thật một cách khéo léo, tinh vi. Thậm chí
trong số đó có kẻ còn hô hào chống tham nhũng và phê phán rất gay gắt tệ nạn
tham nhũng.
4.
Nguyên nhân sâu xa nhất là, cùng với công cuộc đối mới, chúng ta không tập
trung chú trọng trước hết đến đổi mới công tác cán bộ. Công tác tuyển trọn và
bố trí các cán bộ còn nhiều thiếu sót; có nơi bố trí người không đúng tiêu
chuẩn, không đủ tin cậy ở các cương vị quyền lực mà ở đó dễ phát sinh tham
nhũng; thiếu dân chủ trong công tác cán bộ; chưa thay đổi quan niệm bảo thủ cho
rằng công tác cán bộ là việc bí mật, chỉ một số ít người làm; chưa thực sự đổi
mới tư duy trong công tác cán bộ.
Tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác đang là một trong những nguy cơ lớn, là giặc “nội xâm” nguy hiểm đang hoành hành sự
nghiệp của chúng ta. Trong các văn kiện trình đại hội XII của đảng có nêu: “Phòng và chống tham nhũng là một nhiệm vụ
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”. Đấu tranh chống tham nhũng làm trong sạch
bộ máy Nhà nước là bảo vệ thành quả cách mạng, là điều kiện tiên quyết xây dựng
thành công CNXH. Nếu chúng ta không chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống tham
nhũng thì không thể nói đến xây dựng thành công CNXH. Cuộc đấu tranh này thực
sự đang là mặt trận đấu tranh chính trị gay gắt, phản ánh một khía cạnh mới của
cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai
con đường. Đảng và Nhà nước ta có quyết tâm rất cao trong đấu tranh chống tham
nhũng, kiên quyết không đội trời chung với bọn tham nhũng. Đây là một việc cần
kịp thời có thể ví như việc đánh giặc trên mặt trận. Sự sống còn của chế độ ta
phụ thuộc một phần quan trọng vào kết quả cuộc đấu tranh này.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống tham nhũng có những nét
đặc thù. Đây là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong bộ máy Nhà nước. Bọn tham
nhũng là những người đang giữ cương vị nhất định trong bộ máy Nhà nước, do đó
đòi hỏi: “các cấp ủy và tổ chức đảng phái
nhận thức sâu sắc tính vừa cấp thiết, vừa lâu dài, phức tạp và khó khăn của
cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng”. Phải kết hợp những biện
pháp cấp bách với những giải pháp có tầm chiến lược… huy động và phối hợp chặt
chẽ mọi lực lượng đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tham nhũng. Thủ
trương cơ quan, đơn vị, cán bộ chủ chốt các cấp phải gương mẫu đi đầu trong đấu
tranh chống tham nhũng, trước hết là đối với bản thân.
Để
góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng ở
nước ta hiện nay, dưới góc độ tính chất chính trị của cuộc đấu tranh này, theo
chúng tôi, cần coi trọng giải quyết, mấy nhóm giải pháp sau đây:
Một là, cần coi trọng công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
đối với cán bộ, viên chức Nhà nước và các ngành, các cấp. Đây là nhóm
giải pháp có tầm chiến lược, mang tính chất “quốc sách hàng đầu”. Phải nhận thức tham nhũng không chỉ là tổn hại
kinh tế, mà còn là nguy cơ về chính trị và trái với đạo đức cách mạng, là phản
bội tổ quốc và nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên có chức có quyền phải thường
xuyên tu dưỡng rèn luyện, phải kiên quyết đấu tranh phòng ngừa tham nhũng với
chính mình. Nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, thực hiện nghiêm chỉnh
nghị quyết các cấp.
Hai là, nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính
sách kinh tế - xã hội, phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính
sách nâng cao hiệu lực của bộ máy tổ chức hành chính và quản lý kinh tế. Đây
mạnh cải cách hành chính, Nhà nước sớm ban hành quy định về kiểm tra hành chính
và kê khai tài sản đối với cán bộ, viên chức Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
Xây dựng hệ thống chính sách phân phối thu nhập và chế độ đãi ngộ, công khai
hóa để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát, kiểm tra.
Ba là, nhóm giải pháp phát huy sức mạnh tổng hợp
đấu tranh chống tham nhũng. Phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng, của
Nhà nước, của các ngành, các cấp trong đấu tranh chống tham nhũng; thực hiện
luật phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực
của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đồng thời, phải tăng cường dân chủ trong xã
hội và phải giáo dục, hướng dẫn quần chúng giám sát phát hiện cũng như tạo điều
kiện cho quần chúng tố giác những người có chức có quyền tham nhũng. Thực hiện nghiêm
túc phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”. Phát huy mạnh mẽ hiệu lực của các phương tiện thông tin
đại chúng nhận dạng bộ mặt tham nhũng, phanh phui những vụ việc, gây dư luận
tích cực trong nhân dân. Định hướng dư luận, xử lý nghiêm chỉnh, kịp thời công
khai theo pháp luật những cán bộ công chức tham nhũng, bao che cho tham nhũng,
gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của nhân dân, dù người đó là ai, ở cương
vị, chức vụ nào, kiên quyết tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham
nhũng.
Tham
nhũng là một tệ nạn hoàn toàn có khả năng ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới loại
trừ, nếu toàn đảng, toàn dân có quyết tâm cao trong đấu tranh, kết hợp chặt chẽ
các giải pháp, phối hợp với mọi lực lượng, gắn đấu tranh chống tham nhũng với
cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường. Đấu tranh chống tham nhũng có
hiệu quả, là bảo vệ đảng, bảo vệ Nhà nước – chủ thể lãnh đạo và tổ chức thực
hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét