Khẳng định là hai nước láng giềng gần gũi, cùng uống chung dòng nước sông Mekong, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Việt Nam và Lào có truyền thống bang giao hoà hiếu, gắn bó mật thiết với nhau trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc
Trong hơn một thập
kỷ sau đó, quân và dân hai nước đã tiếp tục kề vai sát cánh, cùng nhau chiến đấu
kiên cường và giành được những chiến thắng vẻ vang ở cả hai bên dãy Trường Sơn
và đường Hồ Chí Minh lịch sử, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn của cách mạng
mỗi nước vào năm 1975. Từ đó, quan hệ giữa Việt Nam và Lào bước sang trang sử mới,
từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc
gia có độc lập, chủ quyền là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Xuất phát từ nhu cầu
hợp tác sâu rộng và cấp thiết giữa hai nước trong tình hình mới, ngày
18/7/1977, Việt Nam và Lào đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, trong đó nêu
rõ: "Hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, không ngừng tăng cường tình đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, sự hợp tác
lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô
sản và theo nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau".
Bước vào thời kỳ mới
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, dưới ánh
sáng soi đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam và tư
tưởng Kaysone Phomvihane ở Lào, hai Đảng, hai Nước chúng ta tiếp tục kề vai,
sát cánh bên nhau trong công cuộc đổi mới, cùng đạt được những thành tựu vô
cùng to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh, an toàn và trật tự xã hội, mang lại cuộc sống ngày càng ấm no và bình yên
cho nhân dân mỗi nước. Những thành tựu đó có được không chỉ nhờ sự nỗ lực của mỗi
Đảng, mỗi nước, mà còn nhờ những đóng góp quan trọng của mối quan hệ hợp tác
chí tình, chí nghĩa Việt Nam - Lào trong suốt chiều dài 45 năm qua kể từ khi
hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác.
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định: "Tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt
Nam và Lào là quy luật khách quan, là nhân tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng,
mỗi nước; đồng thời là tài sản chung vô giá và là nền tảng để hai nước chúng ta
cùng phát huy trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Việt Nam và Lào không chỉ
là hai nước láng giềng, mà là "hai nước anh em, đồng chí".
Nhận thức sâu sắc
rằng, mỗi thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng
như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay của Việt
Nam đều gắn liền với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu, kịp thời, chí tình chí nghĩa của
Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào anh em, dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân
dân Việt Nam đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào và nhân dân Lào anh em.
"Nhân dân Việt
Nam hôm nay và mãi mãi mai sau luôn luôn ghi nhớ và khắc sâu lời căn dặn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh: "Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng
Hà, Cửu Long" và câu nói chí tình của Chủ tịch Souphanouvong: "Tình
nghĩa Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm,
ngát hương thơm hơn đoá hoa nào thơm nhất”
Là người đồng chí,
anh em thân thiết và thuỷ chung, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn
quan tâm theo dõi và tự hào về những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa
lịch sử mà Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Lào đã giành được trong sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của mình.
Nhấn mạnh, trong bối
cảnh tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp
và khó lường; nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như chiến
tranh, xung đột cục bộ, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, các vấn đề an
ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiếu hụt năng lượng, lương thực, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
chúng ta càng cần phải đoàn kết, gắn bó, tăng cường hợp tác hơn nữa để cùng
nhau vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; cùng nhau làm hết sức mình để bảo vệ và không ngừng vun đắp cho mối
quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
"Đảng, Nhà nước
và Nhân dân Việt Nam luôn luôn ủng hộ mạnh mẽ, toàn diện công cuộc đổi mới của
Lào; đồng thời hết sức coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ đặc
biệt vừa là đồng chí, vừa là anh em giữa hai Đảng, hai nước chúng ta. Chúng tôi
luôn luôn mong muốn hợp tác, hỗ trợ đất nước Lào với tinh thần "giúp bạn
là giúp mình", xem đây là nhiệm vụ chiến lược; mong muốn cùng Đảng, Nhà nước
và Nhân dân Lào không ngừng bồi đắp tin cậy chính trị, đẩy mạnh hợp tác an ninh
quốc phòng, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng
hợp tác giáo dục đào tạo, cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội
nhập sâu rộng; cùng phấn đấu để các thành tựu hợp tác ngày càng tương xứng với
tầm vóc của quan hệ đặc biệt Việt - Lào, cũng như kỳ vọng của Lãnh đạo và Nhân
dân hai nước", Tổng Bí thư nêu rõ.
Dù thế giới có đổi
thay thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn quyết tâm cùng nhau gìn giữ và phát huy mối
quan hệ đặc biệt thuỷ chung, son sắt Việt Nam - Lào theo đúng như ý nguyện của
Chủ tịch Kaysone Phomvihane: "Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình
nghĩa Việt - Lào sẽ mãi mãi bền vững hơn núi, hơn sông".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét