Ở nhiều nơi, nhiều thời điểm luôn có một số cán bộ “giỏi” hô khẩu hiệu.
Họ nói hay, đúng chủ trương, nghị quyết của Đảng nhưng nhiều việc làm lại đi
ngược với lời nói, thậm chí còn gây hậu quả xấu. Đây cũng là một trong những biểu
hiện mang mầm mống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cần phải đấu tranh.
Đầu tiên là “bệnh” sao chép nghị quyết. Nghị quyết cấp trên có gì thì cấp
dưới có cái đó, nhưng thực hiện thì “đầu voi đuôi chuột”. Một kết quả công tác
nhưng lại được chứng minh cho nhiều nghị quyết khác nhau. Thứ hai, “bệnh” hô khẩu
hiệu ngấm vào trong tổ chức thi đua, khen thưởng, gây ra hiện tượng “đánh trống
bỏ dùi”, “phát mà không động” tốn kém, chưa có cách gì loại bỏ.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TƯ ngày
25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý
nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã chỉ ra một số vấn đề yếu kém trong công
tác lãnh đạo, gián tiếp chỉ ra căn “bệnh” hô khẩu hiệu.
Muốn làm vậy thì cán bộ cấp trên phải gương mẫu, xông pha, từ bỏ thói mị
dân bằng những mỹ từ; cần phải xây dựng phương pháp làm việc dân chủ, công
khai; minh bạch các thông tin liên quan đến tài chính, đất đai, đầu tư công...
trong thực hiện để nhân dân giám sát. Song hành với đó là cần cải tiến quá
trình kiểm tra thực hiện nghị quyết, chỉ ra những yếu kém trong tổ chức thực hiện,
không để xảy ra hiện tượng lấy khẩu hiệu, thành tích ảo hoặc vay mượn thành
tích để che lấp những hạn chế. Đồng thời, cần phải cải cách công tác tuyên truyền,
chấn chỉnh lại công tác thi đua, khen thưởng đúng người, đúng việc, tránh “nói
hay cày dở”, “phát mà không động”. Nói phải đi đôi với làm, nói và làm phải thống
nhất, thông suốt, hiệu quả chính là điều mà nhân dân, xã hội thời nào cũng cần,
cũng trọng và đặt niềm tin./.
TNĐ-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét