CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

BÁO CHÍ ĐANG TỰ ĐÀO THẢI CHÍNH MÌNH KHI CHẠY ĐUA THEO MẠNG XÃ HỘI

 

Trước sự phát triển của mạng xã hội, kể cả báo giấy hay báo điện tử đều đang gặp những khó khăn, thách thức chung. Thông tin trên mạng xã hội hết sức phong phú đề tài, đa dạng thể loại, người dùng có thể liên tục cập nhật, quan sát, theo dõi. Còn thông tin trên báo chí chính thống luôn phải chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác, mọi thông tin đều phải có kiểm chứng và có trách nhiệm. Như vậy, cuộc “chạy đua” giữa truyền thông xã hội và báo chí chính thống liệu có cân sức? Báo chí liệu có bị mạng xã hội nuốt chửng, bị hụt hơi không thể cạnh tranh và có còn giữ được vị thế của mình trước sức lấn lướt của mạng xã hội? Làm thế nào để chung sống, phát huy được những quyền năng, những mặt tích cực và tiện ích của internet, mạng xã hội, đồng thời hạn chế, xử lý được những mặt tiêu cực rõ ràng là những thách thức lớn".

Thực tiễn cho thấy, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển thần tốc, mạng xã hội là thành quả của khoa học công nghệ. Thông tin độc hại, như bịa đặt xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ,... là những thông tin mặt trái phải ngăn ngừa. Mạng xã hội mang lại nhiều thông tin, với tính chất như là “báo chí công dân”, xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi thông tin đều có thể đưa lên mạng.

Internet và mạng xã hội đã trở nên phổ biến, mang lại nhiều giá trị tích cực cho xã hội nhưng nó cũng được ví như “con dao hai lưỡi” ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường nếu sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu độc.

Tác hại của những thông tin xấu độc trên Internet và mạng xã hội có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, dấy lên sự nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Hệ lụy của thông tin xấu độc ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội. Nếu đạo đức xã hội bị băng hoại, văn hóa dân tộc bị tầm thường hóa, đánh mất bản sắc, an toàn xã hội bị đổ vỡ, thì sẽ tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội; có nguy cơ dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin.

Các mạng xã hội đóng góp vai trò lớn, ngoài tính liên kết, còn là nơi giải trí, nơi thể hiện bản thân. Tuy nhiên, truyền thông xã hội có mặt trái là mang lại nhiều thông tin xấu độc và tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Các tiêu chí về thông tin xấu độc đã được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Thông tư 38, tuy nhiên, quan niệm về thông tin xấu độc không hẳn đã đồng nhất, vì nó có thể xấu độc với nhóm người này nhưng không xấu độc với nhóm người khác.

 Nhà báo có nhiệm vụ phản ánh chân thực, khách quan những sự việc, hiện tượng xã hội. Nhờ đó, người đọc được tiếp cận những thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ấy thế mà, thời gian gần đây, nhiều nhà báo lại không nhận thức được đúng vai trò, nhiệm vụ của bản thân, liên tiếp có những suy nghĩ, hành động thiếu cẩn trọng, vi phạm các chuẩn mực của đạo đức nghề báo nói riêng và đạo đức xã hội nói chung. Các bài báo của họ vì mục đích kinh tế mà không từ các chiêu trò như giật tít; thổi phồng, bóp méo, thậm chí là đưa tin sai sự thật để thu hút sự quan tâm của bạn đạo.

​Gần đây nhất, báo Tuoitre có bài viết thông tin sai sự thật với tựa đề: "Phá cửa cưỡng chế dân đi xét nghiệm: Trái pháp luật". Được biết, sự việc diễn ra tại thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) vào ngày 29/9. Bất chấp việc cán bộ lấy mẫu xét nghiệm ra sức thuyết phục, chị H.T.P.L (sinh năm 1983, ngụ tại căn hộ tầng trệt thuộc chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú) vẫn không thèm xuống hợp tác với cán bộ y tế để lấy mẫu dù cho chung cư này đã phát hiện ra ca bệnh F0, đặt trong tình trạng báo động. Bản thân người phụ nữ này là người vô trách nhiệm, mặc kệ cho an nguy của trẻ nhỏ, người già trong gia đình và hàng xóm láng giềng, hết lần này tới lần khác phớt lờ, bỏ qua những lời thuyết phục đi test Covid của người dân trong khu phố và cán bộ tổ dân phố. Đến cuối cùng, vì lo cho sức khỏe của chị L và những người xung quanh mà phường đã tiến hành cưỡng chế, bắt buộc chị đi lấy mẫu Covid. Bản thân chị L cũng đã thừa nhận việc làm sai trái, thiếu suy nghĩ của bản thân khi không ít lần không tuân theo những quy định phòng chống dịch, gây khó khăn cho công tác chống dịch khi nhiều lần phường phải cử cán bộ y tế đến tận nơi để lấy mẫu.

​Trước những hành động vì an toàn sức khỏe cho người dân của các cán bộ, báo Tuoitre lại coi đó là: "việc cưỡng chế vi phạm quyền con người” trong Hiến pháp 2013. Những lời chỉ trích của bài báo là hoàn toàn sai. Là người hiểu biết về pháp luật sẽ không viết ra những lời lẽ như vậy. Bởi theo quy định của Hiến pháp 2013, quyền con người bị giới hạn trong những trường hợp cụ thể. Cụ thể, Điều 14 Hiến pháp 2013: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Không những vậy, với những trường hợp né tránh sợ lây nhiễm, cố tình không thực hiện, lực lượng tại địa phương phải có biện pháp cưỡng chế hoặc xử lý theo đúng quy định pháp luật theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 - Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020. Như vậy, trường hợp của chị L rõ ràng đã vi phạm quy định pháp luật trong phòng, chống Covid 19 và việc làm của các cán bộ là hoàn toàn hợp lý.

​Thực tế đã có rất nhiều các vụ việc cưỡng chế, xử lý do cố tình vi phạm quy định trong phòng chống dịch Covid như việc cố ý vượt chốt kiểm dịch, chốn cách ly, khai báo gian dối tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận,... Rõ ràng, bài báo đưa tin thổi phồng, hướng lái dư luận chỉ trích chính quyền trong công tác chống dịch mặc cho chính quyền luôn nỗ lực hết sức cùng người dân vượt qua đại dịch. Bài viết của báo Tuoitre rất nhanh sau đó đã được xóa nhưng xét cho cùng sửa chữa liệu có là kịp khi bài viết được đăng tải đã có hàng trăm nghìn lượt người tiếp cận, tư tưởng của bạn đọc sẽ bị ảnh hưởng ra sao, điều đó ta không thể rõ.

​ Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, Nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT. Cho rằng, để giải quyết thông tin xấu độc, chúng ta nên học tập thế giới, họ có 4 giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, quản lý báo chí trên môi trường mạng, khoa học công nghệ,... Cái gì báo chí chính thống không theo kịp thì mạng xã hội sẽ bổ sung. Vì vậy báo chí truyền thống phải bám sát đời sống.

Thứ hai, hệ thống pháp luật phải hoàn chỉnh hơn, luật pháp phải tạo ra khung pháp lý ủng hộ người tốt, thông tin tốt; nhưng ngược lại cũng phải răn đe người không tốt, xử lý người xấu đưa tin xấu, độc.

Thứ ba là nâng cao dân trí để phòng vệ trên mạng xã hội. Việc tìm hiểu thông tin trên mạng cũng phải tự phòng vệ, trình độ khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau vì vậy nâng dân trí sẽ là cách phòng vệ tốt nhất.

Thứ tư, mỗi cá nhân đều phải có ý thức ngăn chặn cái xấu, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Chúng ta không thờ ơ trước mạng xã hội nhưng nếu chúng ta không có cách xử lý điềm tĩnh, trí tuệ, khoa học trước thông tin từ mạng xã hội thì cũng không thể đẩy lùi được thông tin xấu độc.

Vì vậy, bám sát xã hội mạng vừa ngăn chặn cái xấu, đồng thời khai thác cái tốt là định hướng để chỉ đạo, quản lý dẫn dắt đất nước tiến bộ nhanh hơn trong môi trường cởi mở, đa dạng, phong phú mà tôi nghĩ là phần ưu nhiều hơn./.

NTP-H2

 

 

0 nhận xét: