CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

NGÔ HUY CƯƠNG MỘT TRONG NHỮNG KẺ XUYÊN TẠC TÍNH ƯU VIỆT CỦA HIẾN PHÁP 2013 CỦA VIỆT NAM

 

Thời gian gần đây, trên Baotiengdan, Ngô Huy Cương đăng tải bài viết “Hiến pháp 2013 là đạo luật của Nhân dân hay của Nhà nước”. Nội dung bài viết là những luận điệu xuyên tạc, phản động nhằm phủ nhận bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của Hiến pháp 2013, ví như: “Hiến pháp 2013 là của Nhà nước và thông qua đó, Nhà nước ban phát cho dân chúng đủ thứ trên đời”… Thực tiễn đã cho thấy, tính ưu việt của Hiến pháp Việt Nam được thể hiện trên những vấn đề sau:

Một là, Hiến pháp năm 2013 là sự kết tinh của “ý Đảng với lòng dân” về tinh thần pháp lý ở Việt Nam, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính nhân dân sâu sắc

Dù có thể chế chính trị khác nhau, nhưng bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có bản Hiến pháp nhằm thể hiện sức mạnh, ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền để duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân và có tính nhân dân sâu sắc. Khác với bản chất của hiến pháp các nước tư sản, Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (Bổ sung, phát triển năm 2011), phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc; ý chí, lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước và dựa trên cơ sở giáo dục, thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác chấp hành. Hiến pháp là công cụ pháp lý của Nhà nước để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mang lại lợi ích cho đa số nhân dân lao động chứ không như Hiến pháp của các nước tư sản chỉ vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc, thể hiện đầy đủ lợi ích của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền con người, quyền công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ; quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Hai là, Hiến pháp năm 2013 được xây dựng chặt chẽ, đúng quy trình bảo đảm khách quan, dân chủ, phát huy được trí tuệ của toàn xã hội.

Với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc tinh hoa, trí tuệ từ ý kiến đóng góp của người dân, Đảng, Nhà nước, đã phát huy quyền dân chủ, trách nhiệm, trí tuệ của toàn dân xây dựng Hiến pháp. Theo đó, các tầng lớp nhân dân đã tích cực, chủ động tham gia góp ý kiến trong xây dựng Hiến pháp; tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị của các nhà khoa học, chuyên gia lập pháp; cơ quan có trách nhiệm để lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến của người dân công khai, minh bạch; ý kiến đóng góp về nội dung được tiếp thu cũng như những vấn không tiếp thu đều có sự giải trình rõ ràng, đầy đủ, cụ thể… Đây là việc làm bảo đảm quyền dân chủ của người dân trong xây dựng pháp luật và thể hiện tính tập trung của cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Với tinh thần, trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, các đại biểu Quốc hội làm việc tận tụy, tâm huyết nên bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) đã được Quốc hội Việt Nam  thông qua với sự đồng thuận rất cao (97,59%).

Những luận điệu xuyên tạc như kiểu Ngô Huy Cương ở trên không còn xa lạ, chúng cùng một giuộc, là những kẻ đã bị thoái hóa, biến chất, theo chân các thế lực thù địch, phản động, luôn toan tính phá hoại những thành tựu cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân ta đã đạt được.

 Là công dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, luôn mong muốn cho đất nước ổn định và phát triển. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc mà hãy góp phần nhỏ bé của mình chung sức cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục cụ thể hoá Hiến pháp 2013. Bởi Hiến pháp năm 2013 là một dấu mốc lịch sử mới về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đang tạo ra cho đất nước những điều kiện pháp lý thuận lợi để đất nước phát triển nhanh và bền vững./.

   PQH3

 

0 nhận xét: