Tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào trí óc con người dưới dạng những khái niệm, phạm trù, những nguyên lý, quy luật... nhằm thỏa mãn các nhu cầu (nhận thức và hoạt động thực tiễn) của con người. Sự phản ánh thế giới khách quan đó rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: tư tưởng triết học, tư tưởng đạo đức, tư tưởng tôn giáo, tư tưởng thẩm mỹ hay tư tưởng chính trị.
Tư tưởng chính trị là một hình thái ý thức xã
hội, là sản phẩm của nhận thức và biểu hiện ở niềm tin vào mục tiêu lý tưởng, sự
lãnh đạo của đảng chính trị và chế độ chính trị nhất định.
Hệ tư tưởng chính
trị là hệ thống lý luận, quan điểm của một giai cấp, một chính đảng nhằm bảo vệ
lợi ích của giai cấp đó, được biểu hiện thành các quan điểm chính trị, cụ thể
hóa trong cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước…
Hệ tư tưởng của Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay được xác định là: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Như vậy, “tư tưởng
chính trị” mà Nghị quyết Trung 4 khóa XII để cập đến chính là sự hiểu biết, niềm
tin và quyết tâm chính trị của đội ngũ đảng viên và Nhân dân ta hiện nay về con
đường đi lên xã hội chủ nghĩa, nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chế độ chính trị duy nhất do Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
“Suy thoái về tư
tưởng chính trị” là sự giảm sút đến mức báo động về niềm tin của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên và Nhân dân về con đường đi lên xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII của Đảng xác định những biểu hiện “suy thoái về tư tưởng chính
trị” đó là:
1. Phai nhạt lý tưởng
cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội: hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.
2. Xa rời tôn chỉ,
mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa
theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.
3. Nhận thức sai lệch
về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Không chấp hành
nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu
trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa,
làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì
dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
5. Trong tự phê
bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu
thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh,
ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê
bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người
khác với động cơ cá nhân không trong sáng.
6. Nói và viết không
đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói
không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội
nghị khác, nói ngoài hội nghị khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương
chức với lúc về nghỉ hưu.
7. Duy ý chí, áp đặt,
bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp
lý của người khác.
8. Tham vọng chức
quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí
công tác; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng
nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động,
tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành
mạnh.
9. Vướng vào “tư
duy nhiệm kỳ”, chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi
cho mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu
chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí
có nhiều lợi ích./.
NBL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét