Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống
hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nhiệm vụ, là mục tiêu của
toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay, đồng thời góp phần thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
hiện nay.
Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng, nhất là thực tiễn 35 năm
đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện một cách sinh động ý chí, khát vọng
phát triển của dân tộc ta. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Khơi dậy tinh thần và
ý chí quyết tâm triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh,
trường tồn; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam”[1].
Xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi
cán bộ, đảng viên.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý
nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của Đảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng với
vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung
học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình,
kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ
chính trị.
Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị
và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả các khâu đột phá và
các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham
gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của
các cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi cán bộ, đảng viên
nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản thân, gắn
bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu
dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, thực hiện có hiệu quả
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”,
làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn
Đảng, toàn dân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai
với các cường quốc” như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc,
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người
đứng đầu.
Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng
viên, nhất là người đứng đầu, trước hết là các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ
viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng theo phương châm cán bộ
có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, khẳng định vai trò lãnh đạo, tính tiên
phong, gương mẫu “trên trước, dưới sau”, “đảng viên đi trước, làng nước theo
sau”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý
chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị. Mỗi cán bộ, đảng
viên tự nêu gương sáng, hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng, toàn Đảng
ta sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đây là điều
kiện tiên quyết để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
trong Đảng và xã hội.
Năm là, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức
cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu
dưỡng, rèn luyện.
Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên
thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh
có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục
bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về tư tưởng
chính trị, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”,
thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên
cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo
hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng
đối tượng. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc
gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ
giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị. Chủ động thông tin kịp thời,
chính xác, khách quan, đúng định hướng chính trị để cán bộ, đảng viên và nhân
dân tích cực đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng./.
ĐHQ-H2
[1] Đảng
cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb CTQG sự thật, H.2021, trang 46
0 nhận xét:
Đăng nhận xét