Việt
Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại lâu đời trong lịch
sử của dân tộc. Đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng bào theo các tôn giáo
khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước,
truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc ta. Đảng và Nhà nước ta
luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào các dân
tộc.
Tôn
giáo là hiện tượng xã hội phức tạp bao gồm ý thức về lực lượng siêu nhiên, tổ
chức, hoạt động tôn thờ lực lượng siêu nhiên mà sự tồn tại và phát triển của nó
là do sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người.
Xét về mặt xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau bởi
các giáo luật, giáo lý và chịu sự chi phối của giai cấp cầm quyền. Trong xã hội
cũ, giai cấp bóc lột lợi dụng tôn giáo như là một công cụ để nô dịch quần chúng
nhân dân lao động.
Trước
thực trạng vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay, công tác dân vận của Quân đội đã
phát huy tốt vai trò. Kết quả cụ thể công tác dân vận trong đấu tranh phòng, chống
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo như sau:
Một
là, Quân đội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc,
tôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng nước ta.
Hai
là, đã tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước, và phối
hợp với cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể địa phương xây dựng hệ thống chính trị cơ
sở vững mạnh, góp phần đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng.
Ba
là, Quân đội đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói,
giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân
tộc, tôn giáo; tăng cường khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân.
Bốn
là, quân đội tham gia đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng.
Các
đơn vị đóng quân trên địa bàn có “điểm nóng” về tôn giáo, dân tộc (nhất là,
Quân khu 4, Bộ đội Biên phòng, các đơn vị Quân đội đứng chân trên địa bàn 3 tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) thường xuyên nắm chắc tình hình; tham mưu, phối
hợp giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở; làm tốt công tác tuyên truyền,
vận động, tranh thủ số chức sắc Công giáo tiến bộ trên địa bàn...Tính đến tháng
10 năm 2020, các đơn vị toàn quân đã tổ chức hơn 60 đợt với gần 10 nghìn cán bộ
chiến sỹ hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại các địa bàn phức tạp về an
ninh chính trị, địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nơi có đông đồng bào
tôn giáo sinh sống. Thông qua đó, tuyên truyền, vận động giáo dân; tham gia
giúp địa phương xây đựng cơ sở chính trị; xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông
thôn mới tạo mối quan hệ mật thiêt với nhân dân, nhất là đồng bào Công giáo; trực
tiếp tham gia đối thoại với các linh mục, tranh thủ các chức sắc và giáo dân tiến
bộ để đấu tranh, phản bác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các đối tượng
chức sắc Công giáo cực đoan, góp phần ổn định tình hình ngay từ cơ sở.
Các
Quân khu, Bộ đội Biên phòng các tỉnh biên giới đã làm tốt công tác đối ngoại quốc
phòng, đối ngoại Biên phòng chủ động phối hợp với lực lượng biên giới, biên
phòng nước bạn trong việc trao đổi thông tin về hoạt động của các tổ chức, lực
lượng phản động vùng biên giới lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
cách mạng nước ta. Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương thành lập các đội
công tác chuyên ngành và liên ngành, tổ chức tuyên truyền, vận động, cảm hoá
các đối tượng bị lôi kéo. Đồng thời, phối hợp với công an địa phương, phát động
phong trào quần chúng đấu tranh vạch mặt nhiều đối tượng phản động lợi dụng vấn
đề dân tộc, tôn giáo, nhất là số chức sắc tôn giáo cực đoan.
Thời
gian tới, hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động
để chống phá cách mạng nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi,
xảo quyệt hơn. Chúng thường sử dụng chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”;
những vấn đề lịch sử để lại; những đặc điểm văn hóa, tâm lí của đồng bào các
dân tộc, tôn giáo; những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần, những thiếu
sót trong thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để chống phá
cách mạng Việt Nam. Số linh mục cực đoan trong Công giáo đang điều chỉnh về mặt
tổ chức, chuẩn bị lực lượng. Lợi dụng việc Fomosa có chủ trương mở rộng, tiếp
nhận giáo dân khu vực miền Trung vào làm việc tại Fomosa. Chúng chỉ đạo: Các
giáo xứ lựa chọn những giáo dân “Ngoan đạo” - “Cực đoan” tham gia dự tuyển vào
làm việc tại Fomosa. Mục đích, để tập hợp, xây dựng lực lượng ngay trong lòng
Fomosa, khi thời cơ có lợi tổ chức các hoạt động chống phá. Chuẩn bị lực lượng
để đối phó với phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, sẵn sàng lập lên
các “Đội Cờ vàng” để đối trọng với “Đội cờ đỏ”. Tình hình trên, dễ gây xung đột
Lương - Giáo, làm mất an ninh, trật tự tại các địa phương.
Các
hoạt động xây dựng, mở rộng cơ sở tôn giáo trái phép, lấn chiếm, hiến nhượng,
đòi lại đất đai liên quan đến tôn giáo tiếp tục diễn biến phức tạp. Chúng tiếp
tục lợi dụng các hoạt động “xã hội dần sự” như: “Diễn đàn xã hộì dân sự”, “Hội
tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà
báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”... để chống phá. Lợi dụng tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
đang diễn ra trong một bộ phận đảng viên của ta, tình trạng yếu kém, sai phạm,
của một số cán bộ để tuyên truyền hạ uy tín chính trị của Đảng, Nhà nước. Tuyên
truyền xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo; kích động tư tưởng ly khai, tự
trị, xuyên tạc lịch sử, khơi gợi khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên truyền,
phát triển tà đạo, tụ tập “xưng vua”...
Mục
đích chính của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo là: Gây
rối loạn xã hội, phá hoại nền tảng tư tưống của Đảng, làm hoen ố hình ảnh đất nước,
phá hoại môi trường đầu tư, tạo cớ gây bạo loạn chính trị, khi có thời cơ tiến
hành bạo loạn vũ trang cướp chính quyền.
Để
phát huy tốt hiệu quả công tác dân vận của Quân đội trong đấu tranh phòng, chống
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam theo tôi
cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Một
là, tích cực đổi mới nội dụng, hình thức công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo sinh sống, vùng
có diễn biến phức tạp về quốc phòng-an ninh.
Trong
quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân, phải quán triệt phương châm: “Chân
thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị và vững chắc”
Chân
thành là: Triển khai công việc và tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo
phải thể hiện sự trung thực, bình dị, cởi mở, chân tình; vừa chủ động, linh hoạt,
vừa ân cần, khiêm nhường, “không tự đặt mình cao hơn người khác; thật sự tin tưởng,
quý trọng đồng bào.
Tích
cực là: Phải hăng hái, nhiệt tình, chủ động, sáng tạo, không ngại khó khăn. Khi
gặp khó khăn cần bình tĩnh, sáng suốt, đề xuất ý kiến với lãnh đạo cấp ủy,
chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành, mặt trận và đoàn thể để tìm giải
pháp khắc phục; đồng thời bàn bạc, trao đổi để tìm giải pháp tốt nhất.
Thận
trọng là: Làm bất kỳ việc gì cũng cần cân nhắc, tính toán nhiều mặt kỹ lưỡng, bảo
đảm đã làm là đạt kết quả tốt, cần làm thử trước để lấy thực tế thuyết phục, có
kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
Kiên
trì là: Tiến hành mọi việc lớn, nhỏ đều phải nhẫn nại, cần khắc phục khó khăn,
bám sát quần chúng, bằng nhiều cách khéo léo tác động để sớm hiểu được tâm tư,
tình cảm của đồng bào, lựa cách giải thích cho đồng bào.
Tế
nhị là: Mỗi dân tộc thiểu số, mỗi tôn giáo có bản sắc văn hóa riêng, có nhiều vấn
đề nhạy cảm. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn
chế, nên trong quá trình tuyên truyền, vận động phải tế nhị.
Vững
chắc là: Đề ra kế hoạch, triển khai thực hiện cần xác định rõ các bước tiến
hành cụ thể nối tiếp nhau, nhằm đạt mục tiêu đề ra, không "đánh trống bỏ
dùi", "đầu voi đuôi chuột".
Hai
là, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia phát triển kinh tế-xã
hội, xoá đói, giảm nghèo bền vững gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh ở vùng
sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Ba
là, tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành tổ chức chính trị
- xã bội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng thế trận lòng dân
vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo
Bốn
là, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp tiến hành công tác
dân vận ở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo cho cán bộ chiến sĩ, nhất là lực lượng
trực tiếp làm công tác dân vận.
Năm
là, đẩy manh công tác tuyên truyền, đấu tranh, góp phần làm thất bại hoạt động
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
N.T.L-H3
1 nhận xét:
Quân đội làm tốt công tác dân vận không để địch lợi dụng tôn giáo
Đăng nhận xét