CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

THỰC HƯ VIỆC “BỘ ĐỘI KHÔNG THỰC HIỆN NGHIÊM GIÃN CÁCH”

 


Vừa qua, một số tài khoản chia bức ảnh lực lượng quân đội nằm la liệt trên sàn kèm thông điệp: Quân đội không thực hiện nghiêm giãn cách. Tuy nhiên, đây là một thông tin không chính xác. Những hình ảnh lực lượng quân đội hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh mang lương thực, nhu yếu phẩm đến cho từng hộ gia đình đang được rất nhiều người chia sẻ và quan tâm lúc này.

Tuy nhiên, đã có một số người dùng hình ảnh này để xuyên tạc và nói rằng bộ đội không thực hiện nghiêm giãn cách.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín quân đội mà còn làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền, trong bối cảnh các cấp, các ngành đang ra sức tập trung chống dịch.

Vì vậy cần nhận diện các “ đối tượng bàn phím” trên mạng xã hội hiện nay.Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng đây cũng là "mảnh đất màu mỡ'' để nhiều người thể hiện "cái tôi" theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

Bên cạnh những thông tin lành mạnh, vui vẻ, không ít người, trong đó phần lớn là giới trẻ, trở thành các "anh hùng bàn phím," sử dụng mạng xã hội để bôi xấu hình ảnh, thậm chí xúc phạm danh dự của cá nhân, tổ chức nào đó với những lời lẽ thiếu văn hóa, thô tục.Thực chất được sử dụng với ý nghĩa mỉa mai, chê cười những người "giấu mặt" sau màn hình máy tính. Họ bình luận (comment) qua bàn phím, một cách thoải mái, không cần quan tâm vấn đề đó đúng hay sai, bởi họ nghĩ mạng xã hội là thế giới ảo.

Họ buông những lời lẽ thách thức, ngông cuồng không kiểm soát, không lường trước được hậu quả, kể cả việc có thể gây tổn thương cho người khác, “chém” những chuyện không liên quan đến mình hoặc nói những lời hoa văn mĩ miều, cao siêu, thay vì hành động đem đến những điều tốt đẹp cho người khác. Họ có thể là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, hay làm việc ở bất kể ngành nghề nào khác.

Trạng thái chung của họ là thường tham gia bàn luận các vấn đề theo kiểu chọc ngoáy, chửi mắng bên này, đồng cảm chia sẻ với bên kia, nhưng dù ở bên nào cũng đều thiếu đi cái nhìn bình tĩnh, thái độ quan sát sự việc một cách đầy đủ, rõ ràng. Không những vậy, tại nhiều diễn đàn, trang mạng xã hội, nhiều "đối tượng bàn phím" tham gia bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội, như bản thân mắt thấy, tai nghe; thậm chí còn chia sẻ các thông tin, hình ảnh, video nhảm nhí, thiếu chuẩn mực đạo đức, tung tin giả có nội dung xấu, độc, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội để câu like (lượt thích), câu view (lượt xem), làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Các hành vi này đều đã bị các cơ quan chức năng "chỉ mặt, gọi tên" và xử lý nghiêm minh.

Mọi hành vi bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và có đủ các chế tài pháp luật để xử lý.

Bên cạnh các chế tài xử lý, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của những người sử dụng mạng xã hội. Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, người dân hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng bằng cách sử dụng mạng xã hội đúng quy định và có văn hóa. Hãy thật thận trọng khi đăng tải thông tin, đừng vì sự thiếu hiểu biết, bốc đồng mà chia sẻ hoặc bình luận những nội dung sai trái.

Hơn ai hết, mỗi người sử dụng cần có ý thức ứng xử có văn hóa mới dần loại bỏ được những mặt tiêu cực trên mạng xã hội./.

NHL - KBC

 

0 nhận xét: