Đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận chống các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc
đấu tranh rất lâu dài và đặc biệt khó khăn. Chúng ta phải nhận thức đây là cuộc
đấu tranh của những người cộng sản kiên trung chống lại cuộc chiến không khói
súng nhưng rất hiểm độc của các thế lực thù địch. Tiếp tục quán triệt và thực
hiện chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày
22/10/2018, về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đặt ra phải tăng cường
đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của
Ðảng. Theo đó, trong tình hình hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải pháp
sau:
Một là, nâng
cao cảnh giác, nhận diện đúng các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương
lĩnh, đường lối của Đảng
Đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng, không
chỉ trực diện chống lại những quan điểm phản động, thù địch mà phải nghiên cứu,
nhận dạng đúng nhằm phê phán cả những ý kiến, trào lưu cơ hội, xét lại “tả”
khuynh và “hữu” khuynh. Như V.I. Lênin đã nhận định: Đặc điểm của tất cả chủ
nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là nó mang tính chất không rõ ràng, lờ
mờ và không thể hiểu được... Thực tế, trong thời gian qua, ở nước ta vẫn còn
tình trạng thiếu cảnh giác, nhận thức không đúng, nhận diện không chính xác các
quan điểm sai trái, thù địch do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản
xuyên suốt là bởi chúng ta chưa làm tốt công tác giáo dục ý thức cảnh giác,
chưa tuyên truyền sâu rộng trong xã hội; phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch
chưa trở thành động lực bên trong thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân tích cực tham gia. Vì thế, để đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng hiện nay có hiệu quả cần tiếp
tục đẩy mạnh giáo dục, nâng cao cảnh giác và nhận diện đúng quan điểm sai trái
của các thế lực thù địch cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng. Ở mỗi thời kỳ, nội dung, hình thức, lực lượng,
phương tiện, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với Cương lĩnh, đường
lối của Đảng là không giống nhau và ngày càng tinh vi, che giấu thâm hiểm. Do vậy,
trong nhận diện các quan điểm sai trái, đòi hỏi chúng ta cần nhận rõ mục đích,
âm mưu, thủ đoạn, lực lượng, phương tiện mà các lực lượng phản động, cơ hội
chính trị sử dụng để phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Cùng với đó, phải
tiến tới nắm rõ nhân thân, sở trường, sở đoản của những kẻ có tư tưởng thù địch,
cơ hội chính trị; mục đích cụ thể, mục đích lâu dài, cơ sở tư tưởng, nguồn gốc
phát sinh, phát triển của những luận điệu chống phá mà họ sử dụng. Hơn nữa, những
nội dung này cần sớm phổ biến kịp thời tới các lực lượng tham gia đấu tranh.
Hai là, phải
nắm chắc các nguyên tắc cơ bản trong quá trình đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng
Đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng là cuộc
đấu tranh do nhiều lực lượng tham gia, với nhiều hình thức, biện pháp. Do vậy,
quá trình đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ Cương lĩnh,
đường lối của Đảng phải giữ vững các nguyên tắc cơ bản: 1). Đứng vững trên lập
trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam để đấu tranh phê phán các
quan điểm sai trái, thù địch. 2). Phân biệt rõ quan điểm thù địch, quan điểm
sai trái và xét xem chúng thuộc loại nào, trên cơ sở đó có các phương pháp đấu
tranh, phê phán cụ thể, phù hợp, hiệu quả. Với các quan điểm thù địch, phải
kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống lại, bác bỏ toàn diện, triệt để trên nhiều
phương diện lý luận, pháp lý, lịch sử, khoa học, thực tiễn. Với những quan điểm
sai trái do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ cần có phương thức đấu tranh phù hợp,
có lý, có tình để thuyết phục. 3). Vận dụng linh hoạt nguyên tắc khách quan,
khoa học trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch. 4). Quán triệt
nguyên tắc dân chủ trong đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, thù địch.
Ba là, tổ chức,
xây dựng lực lượng tham gia đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận
Cương lĩnh, đường lối của Đảng
Phủ nhận
Cương lĩnh, đường lối của Đảng là một mũi nhọn tiến công trong chiến lược “diễn
biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đây là một chiến lược được thực hiện
công phu, có lộ trình chặt chẽ nhưng sẽ không có “đất diễn” nếu chúng ta có sự
cảnh giác, biết tổ chức, xây dựng lực lượng, chủ động “phòng” từ xa, với nhiều
tầng, nhiều lớp và kiên quyết đấu tranh “chống”. Quá trình đấu tranh trong thời
gian tới cần quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm của Đảng: tích cực, chủ động
tiến công; phải kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện thụ động, bị động. Vì thế, cần
có sự tổ chức chặt chẽ lực lượng đấu tranh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất
từ Trung ương tới cơ sở. Từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
xuống tới các cấp uỷ Đảng ở cơ sở; từ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ tới các
ban, bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội
đều có nhận thức thống nhất, đồng tâm hiệp lực cùng tích cực, chủ động phòng và
chống. Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng, các phương tiện
trên mọi mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các tổ chức, động viên đông đảo
các tầng lớp cùng tham gia, tạo ra hiệu ứng rộng lớn và mạnh mẽ, làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nói chung và những quan điểm
sai trái, lệch lạc phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng nói riêng.
Do đặc thù của đấu tranh chống các quan điểm
sai trái, thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng đòi hỏi trước hết và
quyết liệt nhất là phải đấu tranh trực diện phê phán, bác bỏ những quan điểm
sai trái, phản động, đặt ra phải phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng nòng cốt,
bảo đảm cho lực lượng này thực sự “tinh nhuệ”, “thiện chiến”; giữ vai trò tiên
phong trong cuộc đấu tranh. Chính vì thế, phải tập trung xây dựng lực lượng này
thực sự tiên phong, có dũng khí đấu tranh, có quyết tâm cao, kiên trì, bền bỉ,
dũng cảm, nêu cao tính đảng, tính chiến đấu, tính khoa học, nhạy bén và sắc sảo
trong đấu tranh. Theo đó, phải chú trọng xây dựng và phát huy hơn nữa các lực
lượng như: nhà trường, học viện, viện nghiên cứu; biên tập viên, phóng viên
báo, tạp chí, cơ quan phát thanh, truyền hình... nhất là đội ngũ cán bộ khoa học
xã hội và nhân văn, giữ vai trò tiên phong trong cuộc đấu tranh này. Đặc biệt,
phải tìm chọn, tập hợp một số nhà khoa học, lý luận có nhiệt huyết, dũng khí, bản
lĩnh chính trị và chuyên môn cao, có năng lực đấu tranh để bồi dưỡng, định hướng,
giao nhiệm vụ cụ thể, làm nòng cốt, “mũi nhọn”, quyết định chất lượng, hiệu quả
của cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương
lĩnh, đường lối của Đảng.
Bốn là, tăng
cường sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, phát huy vai trò của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị
Để chống lại
các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận Cương lĩnh, đường lối của Đảng có hiệu
quả, đòi hỏi cấp bách hiện nay là phải tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức đảng,
phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đây là yếu tố có ý nghĩa
quyết định nhất.
Mỗi cấp uỷ, tổ
chức đảng và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên nhận thức
đúng việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, người đứng đầu với
các nội dung, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình là một trọng điểm của công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trên
cơ sở đó, xác định quyết tâm chính trị và chuyển thành trách nhiệm trên thực tế,
thông qua công tác tổ chức thực tiễn, không chỉ hô hào chung chung, nói không
đi đôi với làm. Theo đó, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn
vị phải xác định chống các quan điểm sai trái, thù địch là trách nhiệm, là
lương tâm của mình trước Đảng, trước vận mệnh đất nước và trước nhân dân. Mỗi cấp
ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu không chỉ thường xuyên đưa nội dung lãnh đạo,
chỉ đạo vấn đề đó vào nghị quyết lãnh đạo thường kỳ của tổ chức đảng và chương
trình công tác hằng tháng, hằng năm của người đứng đầu mà cần có những nghị quyết
chuyên đề, những chương trình “trọng điểm”, những kế hoạch “đặc biệt”, “chuyên
sâu”. Trong công tác lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và việc chỉ đạo của người
đứng đầu phải bảo đảm tính toàn diện, tính cụ thể và tính tổng thể, kết hợp chặt
chẽ giữa công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác chính sách. Thường
xuyên chú trọng việc kết hợp đấu tranh chống lại các luận điệu phản động, sai
trái với tích cực ngăn ngừa và khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên ở mọi lúc mọi nơi. Kịp thời xử lý các trường hợp nói, viết
và làm trái Cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng.
Nhận diện và
đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ góp phần củng
cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, giữ vững sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Học viện Chính trị có vai trò rất quan trọng đào
tạo, bồi dưỡng chính ủy, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự mẫu mực,
sắc sảo và nhạy bén trong nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch. Qua đó, góp phần làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến
hòa bình” các thế lực thù địch, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong tình hình mới./.
PVĐ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét