Theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”; Điều 5 của
Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất gồm: tổ chức trong nước; hộ
gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; cơ sở tôn giáo; tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. đồng thời luật cũng phân định rõ ràng các quyền hạn
và trách nhiệm của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Điều 7, 8 của Luật Đất đai cũng quy định rõ cá nhân nào có đủ tư cách là đại diện
pháp lý trong các giao dịch đất đai của các chủ thể sử dụng. Như vậy, đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nội
dung này được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Vì thế, xét cả về góc độ lý
luận và thực tiễn cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện
nay thể hiện tính đúng đắn, phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta cũng như định
hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta lựa chọn.
Tuy nhiên, bất chấp quy định của
pháp luật Việt Nam và thực tế đất nước, các thế lực thù địch, phản động, cực
đoan vẫn ra sức tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách đất
đai của chúng ta, chúng rêu rao, xuyên tạc đó là sở hữu đất đai toàn dân thì
“mù mờ về pháp lý”, không tìm thấy các chủ thể trong các quan hệ pháp lý về đất
đai, đặc biệt khi có những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn… về đất đai xảy ra
thì không có cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn, công bằng. Và càng không thể
có chuyện phải chuyển từ sở hữu toàn dân sang đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở
hữu tư nhân thì mới giải quyết được tình trạng này.
Với âm mưu làm chệch hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Các thể lực thù địch cho rằng Việt Nam phát triển kinh tế
đa thành phần, nhiều hình thức sở hữu kinh tế, thì phải thừa nhận chế độ đa sở
hữu về đất đai (tức là thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai) như nhiều nước trên
thế giới mới phù hợp và bảo đảm dân chủ, công bằng là hết sức phi lý. Ở nhiều
nước tư bản hiện nay thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai gồm: sở hữu tư nhân,
sở hữu tập thể, sở hữu của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên đa phần diện tích đất
ở và đất sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu tư nhân, mà chủ yếu là các nhà
tư bản. Song những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ
biến ở các nước tư bản, với nhiều lý do mà một trong số đó là bởi Nhà nước vẫn
có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Điều đó
cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến các tranh chấp, mâu
thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế, ở nhiều nước
chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển
kinh tế của mình.
Như vậy, Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý về đất đai là nhằm mục đích để tài nguyên đất được sử
dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích của nhân dân. Do đó, việc các thế lực thù
địch đưa ra luận điệu cho rằng “sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam là thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân trên hình thức còn thực tế đã tước quyền sở hữu
của nhân dân bởi thực chất, đất đai thuộc quyền sở hữu, quản lý của Nhà nước, của
các cơ quan, tổ chức và những người trong bộ máy Nhà nước” là đánh tráo khái niệm
nhằm mục đích dẫn đến cách hiểu sai lầm về bản chất của chế độ sở hữu đất đai ở
Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên
của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về
đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những tiêu cực, bức xúc, tranh chấp,
điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính
sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất; có những biện pháp tổ chức
thực hiện hiệu quả chứ không phải là nằm ở việc thay đổi chế độ sở hữu.
Từ thực tế trên cho chúng ta thấy
tất cả những quan điểm phê phán chế độ sở hữu đất đai toàn dân ở Việt Nam hiện
nay của các thế lực thù định phản động là
mục đích thu hẹp dần và tiến tới loại bỏ vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản
lý đất đai, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động đất đai để làm chệch
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận diện,
cảnh báo người dân không bị lôi kéo, tin nghe theo các thông tin sai sự thật
liên quan đến vấn đề đất đai; kịp thời đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Nếu Việt Nam làm như một số nước tư bản thì
đậy sẽ là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân hóa xã
hội ngày càng sâu sắc.
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét