“Nước Việt Nam ta sau này thịnh hay suy, mạnh
hay yếu, trách nhiệm ở toàn thể quốc dân“.
Đây là lời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Thư gửi một Việt kiều báo tin nước nhà đã độc lập”,
Bác viết cuối tháng 9 năm 1945.
Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, tạo ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc,
chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, nhà nước
công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt
Nam, kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của chính quyền thực
dân phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước
độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng cộng sản Việt Nam
trở thành Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt
Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên,
Nhà nước non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, hiểm nguy được ví như “ngàn cân
treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều chủ trương, biện pháp để đoàn kết
và tập hợp lực lượng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phong
trào cách mạng; trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, để họ hướng
về Tổ quốc bằng những “tấm lòng vàng” và hành động thiết thực đã góp phần tạo
nên sức mạnh giúp cách mạng nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách,
giành thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Hiện nay, đất
nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của
đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân. Vì vậy, bất cứ ai ở cương vị nào, là công dân Việt Nam cần hiểu xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là quyền lợi, nghĩa vụ,
vinh dự và trách nhiệm của mình.
____________
Ngày
29-9-1920, mật thám Pháp theo dõi, Nguyễn Ái Quốc vào khám tại bệnh viện Côsanh
và đi tìm việc làm ở Pari.
Ngày
29-9-1921, mật thám Pháp ghi nhận, tại nhà của Phan Văn Trường, số 6 Vila đê
Gôbơlanh, Pari, sau bữa ăn lại có cuộc tranh luận căng thẳng kéo dài tới nửa
đêm giữa những người có mặt: Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc, Phan Cao Đoan,
Phan Cao Lục và chủ nhà.
Ngày
29-9-1922, báo L’Humanite (Nhân đạo) đăng một tiểu phẩm mang tính chất văn học
của Nguyễn Ái Quốc “Đồng tâm nhất trí”. Cùng ngày, tại trụ sở của tờ báo Le
Paria (Người Cùng Khổ), Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Ban biên tập.
Ngày
29-9-1930, Nguyễn Ái Quốc viết “Thư gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản” báo cáo
về phong trào Xôviết đang diễn ra tại Nghệ Tĩnh và các cuộc đấu tranh tại các tỉnh
Nam bộ ở Việt Nam cũng như sự đàn áp tàn khốc của chính quyền thuộc địa và đưa
ra đề nghị: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các đồng chí làm những việc có thể được
để giúp đỡ các nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu. Đề nghị cho biết ngay chúng
tôi phải làm gì và các đồng chí có thể làm gì giúp họ thông qua tổ chức Quốc tế
Cứu tế đỏ...”.
Ngày
29-9-1938, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi biên chế Viện Nghiên cứu các vấn đề Thuộc địa
của Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản. Sau đó một thời gian, Bác bí mật lên đường
qua phía Nam Trung Quốc hoạt động.
Cuối tháng
9-1944, Hồ Chí Minh trở lại Pác Bó (Cao Bằng). Sau khi nghe báo cáo về việc Liên
ủy Cao - Bắc - Lạng quyết định khởi nghĩa giành chính quyền, Bác chỉ thị hoãn
ngay cuộc khởi nghĩa để tránh tổn thất vì thời cơ chưa chín muồi.
Ngày
29-9-1951, trả lời bức thư của 300 “ngụy binh là người công giáo” xin được
khoan hồng, Bác viết lá thư chung: “Thư gửi các ngụy binh”: “Đối với tất cả ngụy
binh, thì Chính phủ sẽ khoan hồng những người sớm quay về với Tổ quốc, sẽ trọng
thưởng những người và những nhóm lập công lớn... Ngụy binh cũng là con dân nước
Việt, những vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ
những người sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình kháng chiến”.
Cuối tháng
9-1953, tại bản Tỉn Keo (Định Hóa, Thái Nguyên), Bác chủ tọa cuộc họp của Bộ
Chính trị bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân. Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên
Giáp báo cáo tình hình địch, Bác nhận định: “Địch tập trung quân cơ động để tạo
nên sức mạnh... Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó
không còn”, bàn tay Bác đang nắm lại, xòe ra mỗi ngón tay chỉ về một hướng và
khẳng định: “Phương hướng chiến lược không thay đổi”. Tinh thần chỉ đạo ấy đã tạo
nên thắng lợi quyết định của chiến cục Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là
Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ngày 29-9-1962,
về thăm xã Quảng An, huyện Từ Liêm bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), tại đình Quảng Bá,
nói chuyện với các đại biểu đang dự Hội nghị tổng kết phong trào thể dục vệ
sinh mùa hè, Bác căn dặn: “Muốn có sức khỏe phải ăn ở vệ sinh. Muốn có vệ sinh
phải có nước sạch. Muốn có nước sạch phải đào giếng”. Bác tặng Quảng An một khoản
tiền riêng để xây một giếng nước ở xóm Quảng Khánh để phát động phong trào xây
dựng xã điển hình về vệ sinh phòng bệnh.
ĐVQ-BS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét