Tư tưởng phát triển nhanh, bền vững đã được xác định từ Đại hội XI, Đại hội XII với nội dung cốt lõi là: Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh; ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước[1].
Những
năm gần đây, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển rất nhanh, tác động
ngày càng sâu rộng đến các nước, tạo ra nhiều đột biến, nhiều thời cơ và thách thức
đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan
trọng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với nước ta, Bộ Chính trị khóa XII
đã ban hành một số chủ trương, chính sách chủ động, tích cực tham gia cuộc cách
mạng này, xem đây là giải pháp đột phá để Việt Nam phát triển bứt phá1. Vận dụng
tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị kết hợp với phân tích, dự báo xu thế phát triển
chung của thế giới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đưa
ra quan điểm phát triển nhanh, bền vững với tư duy và cách tiếp cận mới:
“Phát
triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận
dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình
hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi
đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh
tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người
nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số”[2].
LXZ-68
0 nhận xét:
Đăng nhận xét