THQ-H1
Ở nước
ta, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, nhằm mang lại sự
an toàn, ổn định để người dân được sống trong yên bình, hạnh phúc, tập trung
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị, thù hằn với chế độ, không chấp nhận sự thật đó, dù cho đất nước đang
ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội và đối
ngoại... Chúng phủ nhận cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm
chủ. Chúng cho rằng chế độ một đảng sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, mất tự do,
dân chủ; tự do báo chí vì vậy cũng không tồn tại, khi mà nhà cầm quyền “vừa đá
bóng, vừa thổi còi”. Từ luận điệu đó, các thế lực thù địch kêu gọi, thúc giục,
cổ xúy cho khuynh hướng đa nguyên, đa đảng ở nước ta, trước hết bằng việc “đòi
tự do báo chí” theo quan niệm của chúng. Để đập tan âm mưu phủ nhận tự do báo
chí ở Việt nam, cần làm tốt các biện pháp sau đây:
Thứ nhất,
hoàn thiện, đồng bộ hệ thống quy định pháp luật trong lĩnh vực báo chí, từ Luật
Báo chí đến các nghị định, thông tư và các văn bản dưới luật. Hệ thống pháp luật
phải chặt chẽ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và xu thế phát triển của
thời đại, tạo cơ sở pháp lý, chỗ dựa vững chắc cho hoạt động và phát triển của
nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đồng thời, không để lọt những “khoảng trống”
trong hệ thống pháp luật để các thế lực thù địch có thể lợi dụng. Phát huy đầy
đủ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền quản lý và định hướng
trong các cơ quan báo chí, nâng cao vai trò của các cơ quan báo chí của Đảng và
Nhà nước trong định hướng dư luận, dẹp bỏ những thông tin sai trái, đi ngược lại
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…
Thứ hai,
xây dựng những chuẩn mực chung cho đội ngũ nhà báo. Đội ngũ nhà báo phải được
tôi luyện để trở thành những người có tâm, có tầm, có đủ năng lực để bảo vệ lý
luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp thu thành tựu mới mà khoa học đạt
được, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức, cám dỗ để gây dựng sự
nghiệp, phục vụ chân lý, phục vụ nhân dân. Nhà báo luôn cần ý thức được mục
tiêu của nghề là “làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội trong lành hơn” và tuyệt
đối không sử dụng lợi thế nghề nghiệp để “phục vụ lợi ích cá nhân, bôi nhọ người
khác, hạ thấp uy tín, xúc phạm danh dự, gây bất lợi cho các cơ quan, đoàn thể,
tổ chức…”(17). Đội ngũ nhà báo phải được chú trọng bồi dưỡng nhiều hơn về
chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nắm bắt xu hướng thay đổi của thời
đại, của nhân loại.
Thứ ba,
trong công tác quản lý hoạt động báo chí, phải kiên quyết xử lý những trường hợp
vi phạm pháp luật. Cần đánh giá đúng vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra
trong lĩnh vực báo chí, hạn chế tình trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra mang
tính hình thức, không thực chất. Nhanh chóng phát hiện những phần tử hoạt động
trong lĩnh vực báo chí có tư tưởng sai lệnh, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để kịp thời xử lý.
Thứ tư,
báo chí phải phản ánh đúng sự thật khách quan, bởi chỉ có sự thật mới có sức
lan tỏa, tạo niềm tin trong quần chúng. Báo chí phải trở thành công cụ góp sức
đưa đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, định
hướng dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước. Báo chí phải nỗ lực tạo ra diễn đàn cho nhân dân, hình thành dư
luận khách quan, chuẩn mực, giúp công chúng tiếp thu đúng đắn nguồn tin khổng lồ
từ khắp mọi nơi, giúp nhân dân giữ vững được lập trường, tư tưởng, tự tránh được
“bẫy” tự do báo chí của các thế lực thù địch.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét