CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

H8 - THỰC CHẤT VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Các thế lực chống phá đang ra sức tung hô luận điệu không có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là một; đã lựa chọn kinh tế thị trường thì không có định hướng xã hội chủ nghĩa .

Tuy nhiên, cần phải hiểu thật sự đúng đắn về vấn đề đánh tráo khái niệm này. Sự khác biệt giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về bản chất, đặc trưng và hình thức thể hiện; sự kết hợp giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa tập trung ở những nội dung cơ bản sau:

Về người làm chủ, nền kinh tế thị trường tư  bản  chủ nghĩa do giai cấp tư sản làm chủ; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ, Nhà nước đại diện quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Về mục đích phát triển, phát  triển  kinh  tế  thị  trường định hướng XHCN , lượng  sản  xuất, xây  dựng  cơ  sở  vật  chất  kỹ  thuật  cho  chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân lao động và mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới tiến bộ, phù  hợp  trên  cả  ba  mặt: sở  hữu,  quản lý  và  phân  phối. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có mục đích tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, duy trì vai trò thống trị của giai cấp tư sản và sự bền vững của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Về cơ sở kinh tế - xã hội, đó là sự khác biệt về chế độ sở hữu. Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất giữ vai trò thống trị, các công ty tư bản độc quyền chi phối đến sự phát triển của nền kinh tế.

Về  thành  phần  kinh  tế  và  vai  trò  của  các  thành  phần kinh tế, được xác định qua sự khác biệt về thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo. Ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, về lâu dài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; trái lại, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư bản tư nhân và các tổ chức độc quyền giữ vai trò chủ đạo.

Về chế độ quản lý kinh tế, ở Việt Nam, đó là sự quản lí, điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền quản lý, điều tiết nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và các tổ chức độc quyền.

Về chính sách phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo tài sản và vốn.

Về tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, Nhà nước Việt Nam chủ động giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ là phương tiện mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Đối với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, vấn đề công bằng xã hội chỉ được xem như là phương tiện nhằm đạt mục đích ngày càng nhiều giá trị thặng dư để duy trì và củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa mà thôi.

NTA – H8

0 nhận xét: