Năm 1930, qua hơn bảy thập kỷ, kể từ năm 1858, lúc bấy giờ, đất nước đang rên xiết trong vòng nô lệ của chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ phong kiến, tương lai độc lập dân tộc, nhân dân được thực thi và hưởng thụ quyền dân chủ dường như bế tắc, không có lối thoát. Độc lập tự do hay là chết? Hàng loạt cuộc khởi nghĩa do giai cấp nông dân, các sĩ phu yêu nước Việt Nam trả lời câu hỏi lịch sử đó nhưng đều lần lượt thất bại. Các đảng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta lúc bấy giờ đứng ra tranh đoạt vũ đài lịch sử dân tộc, đông đúc, hỗn loạn chưa từng thấy: Từ đảng của giai cấp nông dân như Nghĩa hưng (1907); đảng của giai cấp tư sản, địa chủ như lập hiến (1923)... tới đảng của tầng lớp thanh niên, sinh viên, trí thức tiểu tư sản như Việt nam nghĩa đoàn, Đảng Thanh niên, Đảng An Nam độc lập (1927), Việt Nam quốc dân Đảng (1927)... rồi đảng tay sai của thực dân Pháp và phát xít Nhật, như Đại Việt quốc gia xã hội Đảng, Đại Việt quốc dân Đảng (những năm 40 của thế kỷ XX tới khi Việt Nam giành được độc lập bằng cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945), các đảng phản động như Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)... Trong số ấy, chỉ một số đảng mong muốn chấn hưng đất nước nhưng “lực bất tòng tâm”, số còn lại những mưu toan tính biến đất nước thành nơi thử nghiệm những mưu đồ chính trị của giai cấp, tầng lớp họ. Nhưng đất nước vẫn nô lệ, nhân dân vẫn lầm than trong thân phận vong quốc nô. Nhưng rốt cuộc, tất cả những đảng đó đã lùi vào dĩ vãng của lịch sử và bị dân tộc chôn vùi rất lặng lẽ trái với sự huyên náo đến hỗn loạn lúc các đảng này xuất hiện trên chính trường lúc bấy giờ. Các đảng này hoặc tự phải diệt vong hoặc bị giải tán. Theo đó, các giai cấp, tầng lớp đại diện các đảng đó cũng cáo chung vai trò lãnh đạo dân tộc: từ giai cấp nông dân, giai cấp tư sản, địa chủ tới tầng lớp học sinh, sinh viên, trí thức, tiểu tư sản... Câu hỏi của lịch sử về đảng chính trị và dân chủ vẫn đang treo lơ lửng đó.
Đồng thời, trong thời gian ấy, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời, không ồn ào như các Đảng trên đã lặng lẽ hiện diện, thậm chí ở nước
ngoài lại bị các thế lực thù địch bủa vây, các đảng khác cùng thời chèn ép. Bởi,
Đảng là “đứa con nòi” của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, dưới
ngọn cờ của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước tự nhiên và tất yếu làm nên bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về khách quan, lúc bấy giờ xã hội Việt Nam “giấu một
cái gì đang sục sôi, đang gào thét và sẽ dùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ
đến”; bởi ở Việt Nam “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi” cấp
bách đòi hỏi “bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”
và “chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc
giải phóng nữa thôi”[1]
và Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện ghánh vác trọng trách lịch sử đó như một tất
yếu, không gì cản nổi. Ngày 03/02/1930, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “đẹp
như cùng hẹn trước”, giữa khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của dân tộc với xu
thế phát triển khách quan của thời đại toàn nhân loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội, mà Đảng Cộng sản Việt Nam là người kết tinh, chung đúc những
tố chất của một đảng vô sản kiểu mới và thực tế đủ bản lĩnh chính trị và năng lực
trí tuệ lãnh nhiệm trọng trách ấy của đất nước đặt ra trong thời đại mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự vận động tất yếu của lịch sử dân tộc,
của thời đại và phù hợp với nhu cầu của nhân dân, được nhân dân thừa nhận. Điều
đó làm nên địa vị lãnh đạo cách mạng, địa vị cầm quyền của Đảng một cách tất yếu.
Nhưng quan trọng hơn và quyết định nhất, địa vị cầm quyền đó của Đảng đã được bảo
đảm bởi thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt 91 năm qua và vị thế nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, dưới ngọn cờ của Đảng, trên trường quốc tế ngày càng được
khẳng định và ngay cả kẻ thù hay những người vốn kỳ thị chúng ta cũng phải trọng
thị. Vì, không có trọng trách gì hơn, Đảng luôn là đội tiền phong chiến đấu của
giai cấp công nhân Việt Nam - giai cấp tiêu biểu cho yêu cầu phát triển lực lượng
sản xuất tiên tiến; không có lợi ích nào cao hơn, Đảng mãi là đại biểu trung
thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc,
không thiên tư, thiên vị”[2].
Mục tiêu phấn đấu của Đảng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
trong vị thế vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân
dân. Cũng bởi vì, trong giai đoạn này, “quyền lợi của giai cấp công nhân và của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam là một... cho nên nó phải là Đảng của
dân tộc Việt Nam”[3]. Đảng
lãnh đạo để dân là chủ, làm chủ đất nước. Do đó, Đảng đã trở thành “Đảng của
chúng ta”... Đảng là đạo lý Việt Nam.
Trọng trách cầm quyền của Đảng, vinh dự được cầm
quyền của Đảng là do lịch sử dân tộc giao phó và được nhân dân Việt Nam thừa nhận
và ủy thác, chứ tuyệt đối không phải “từ trên trời rơi xuống” hay sự sắp xếp chủ
quan của bất cứ ai, sự ngộ nhận của bất cứ giai cấp, tầng lớp nào. Có thể nói,
hiện nay các thế lực thù địch đang hô hào về chuyện phải đa đảng ở Việt Nam,
thì từ những năm 40 tới những năm 90 của thế kỷ XX, cùng với Đảng Cộng sản Việt
Nam, ở Việt Nam còn có hai đảng là Đảng Dân chủ Việt Nam (ra đời ngày 30/6/1944
và tự giải tán vào ngày 20/12/1988) và Đảng Xã hội Việt Nam (ra đời ngày
22/7/1946 và tự giải tán 42 năm sau đó, ngày 22/7/1988) đều thừa nhận sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng dân tộc Việt Nam đấu tranh vì một nước Việt
Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy
là, Việt Nam đã từng có một thời kỳ lịch sử - ngót nửa thế kỷ, sau khi dân tộc
giành được độc lập, đất nước thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nhân dân được hưởng
nền tự do, cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng có nhiều đảng chính trị khác
hoạt động và tự giải tán chứ không cần ai đó hô hào rằng: hiện nay muốn có dân
chủ thực sự phải đa đảng!
Dưới chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, dân chủ là quyền dân tộc độc lập và quyền dân tộc
tự quyết, là nhân dân là chủ đất nước, xã hội và làm chủ chính bản thân mình...
một cách toàn vẹn. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bao nhiêu quyền lực Nhà nước đều của Nhân
dân, ở trong tay nhân dân lao động và được quyết định bởi chính Nhân dân. Đến
lượt Nhà nước, được nhân dân ủy thác và lãnh nhiệm trước Nhân dân, có nhiệm vụ
thực thi quyền làm chủ và bảo vệ vô điều kiện quyền làm chủ của Nhân dân. Do
đó, dưới chủ nghĩa xã hội Việt Nam, dân chủ của chúng ta vừa là mục tiêu cao cả,
vừa là động lực căn bản và mạnh mẽ của sự phát triển xã hội và sự tiến bộ toàn
diện không ngừng của nhân dân lao động. Nó là chân trời giải phóng và bảo vệ sự
tự do của nhân dân lao động và quyền dân tộc tự quyết một cách độc lập của
chúng ta. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà dân tộc ta đang nỗ lực xây dựng, dưới
ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự khác biệt về chất trong bước phủ định
biện chứng nền dân chủ tư sản để đạt tới trình độ cao hơn, cả về quy mô, tính
chất, hình thái thể hiện và con đường thực thi. Vì thế, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chúng ta không có mục tiêu nào khác trên con đường thực thi
nền dân chủ ở Việt Nam, đó là sự phát triển hiện thực và tất yếu của nền dân chủ
dưới ngọn cờ lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dân chủ là khát vọng của toàn nhân loại, nó mang
giá trị chung của nhân loại. Nhưng trên con đường vươn tới khát vọng đó, nó bị
chi phối bởi các đảng chính trị và mang dấu ấn của điều kiện kinh tế - xã hội cụ
thể. Các con đường vươn tới dân chủ do đó cũng khác nhau, không có bất cứ một sự
rập khuôn, bắt chước hay áp đặt nào; càng không chấp nhận việc lợi dụng cái gọi
là dân chủ để làm rối loạn tình hình, vi phạm độc lập, chủ quyền và quyền tự
quyết của bất cứ quốc gia, dân tộc nào; làm méo mó hoặc thui chột quyền dân chủ
của Nhân dân. Ấy chính là dân chủ. Đó là quy luật khách quan.
Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ
nước và ngày nay đang trên con đường đổi mới, hội nhập, phát triển dù còn gặp rất
nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhân dân ta có quyền tự hào rằng, một nền dân chủ hiện thực, chân chính đã,
đang và tiếp tục phát triển ở Việt Nam, mà đỉnh cao là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, không ngừng tiến bộ, phù hợp với điều kiện của mình và xu thế
phát triển của thời đại. Đó là sự thật hiển nhiên mà bất cứ ai cũng thấy, cũng
biết.
N.T.K.T
- H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét