Sự kiện đảo chính quân sự ở Myanmar trở
thành chủ đề thời sự quốc tế nóng bỏng được đông đảo dư luận thế giới quan tâm.
Quân đội đã tiến hành bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống
Myanmar Win Myint và một loạt nhân vật cấp cao khác của Đảng Liên minh Quốc gia
vì Dân chủ (NLD) cầm quyền.Vì sao chính phủ dân sự Myanmar và lãnh đạo Đảng NLD
cầm quyền lại dễ dàng bị lật đổ bởi phe Quân đội?
Một điều dễ nhận thấy rằng, tương tự
những gì đã xảy ra ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có quyền lực đặc biệt và rất
hay chấp chính. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập
chính quyền quân sự lâm thời. Điểm chung giữa quân đội Thái Lan và quân đội
Myanmar là không nằm dưới sự lãnh đạo của bất kỳ một chính đảng nào. Họ có quyền
lực rất to lớn và được phép nắm quyền trong trường hợp khẩn cấp. Cuộc chính biến
ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan
trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” Công an, Quân đội. Đối với Việt Nam,
các thế lực thù địch xác định “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên, liên tục. Chúng đưa ra mô hình quân đội một số nước
và viện dẫn “lý luận” để chứng minh quân đội không liên quan đến chính trị.
Nhưng chúng ta thử nhìn vào tấm gương của một số nước như Thái Lan hay gần đây
nhất là Myanmar để thấy rõ hậu quả của “
phi chính trị hóa quân đội” khi quân đội không dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng
nào, quân đội không có quyền lực nhưng không có mục tiêu dẫn đến quay nòng
súng, nổ súng vào chính người dân trong nước. Cuộc đảo chính bởi quân đội
Myanmar đã dẫn tới một loạt hệ lụy không thể lường trước cho đất nước Myanmar
như: suy giảm nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19;
làm bất ổn trong nước bời các lực lượng nổi dậy đẩy đất nước Myanmar rơi vào
vòng xoáy bạo lực; biểu tình trong nước bởi cuộc đảo chính của quân đội làm dấy
lên làn sóng phản đối từ người dân trong nước và quốc tế.
Quay trở lại với quân đội nhân dân Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”
“đi dân nhớ ở dân thương” “của dân, do dân, vì dân” không chỉ trong thời chiến
chống giặc ngoại sâm mà ngay trong thời bình phẩm chất đó luôn được phát huy và
tỏa sáng. Trong năm 2020 đất nước gặp nhiều khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh
chúng ta không còn xa lạ hình ảnh những chiến sĩ vùi mình trong nước lũ vì an
nguy của đồng bào miền Trung ruột thịt, hay những lán trại dã chiến thiếu thốn
điều kiện sinh hoạt để nhường doanh trại cho nhân dân cách li phục vụ phòng chống
dịch bệnh có điều kiện sinh hoạt tốt nhất có thể. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những
người lính mang danh hiệu “bộ đội cụ Hồ” không chỉ biết cầm súng đánh giặc ngoại
sâm bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc mà ngay cả trong thời bình còn cống hiến,
hi sinh thầm lặng cho cuộc sống của nhân dân được yên bình.
Các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước
và Chính phủ nêu quan điểm công kích rằng: Công an, Quân đội phải “trung lập”,
“đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”.
Đây là những luận điệu sai trái, nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là tách Công an
và Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với Công an, Quân đội. Từ thực tế vừa qua có thể thấy, đảo
chính quân sự ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện
này có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ
trang Công an, Quân đội.
Từ cuộc chính biến ở Myanmar, một bài
học sâu sắc được rút ra với chúng ta, đó là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang. Muốn vững vàng
trước các luận điệu sai trái của kẻ thù, trước hết phải luôn giữ vững nguyên tắc
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân
dân. Chỉ như vậy quân đội vẫn mãi là quân đội nhân dân, “của dân, do dân, vì
dân”./.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét