Trước luận điệu xảo trá trên trang Facebook phản động “Việt Tân”, chúng ta cần làm rõ một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ
nhất, chúng ta thấy rằng cơ sở hạ tầng
giao thông nói chung, hạ tầng sân bay nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cơ sở hạ tầng có đảm bảo về
số lượng, chất lượng, với kết cấu đồng bộ, hiện đại mới đủ sức thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Thứ
hai, về thực trạng hạ tầng sân bay ở Việt Nam hiện nay không đúng như đánh giá
của tay cào bàn phím trên trên trang Facebook phản động “Việt Tân”. Chúng ngang
nhiên cho rằng nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng thêm sân bay sẽ dẫn đến lạm phát
sân bay (thừa sân bay), cung thừa trong khi nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch
vụ hàng không là rất ít ỏi. Bên cạnh đó, chúng còn đánh giá về năng lực phục vụ
của nhân viên ngành hàng không là rất thiếu chuyên nghiệp, số lượng thì quá
đông.
Về vấn
đề này, xin thưa với nhà cào phím trang Facebook phản động “Việt Tân” rằng, hiện
nay ở Việt Nam có 22 sân bay dân dụng (9 sân bay quốc tế, 13 sân bay nội địa). Tổng
công suất toàn mạng sân bay đạt 90,4 triệu khách/năm, chỉ tính riêng năm 2018
đã được khai thác phục vụ gần 105,0 triệu khách (vượt công suất phục vụ trên 10
triệu lượt khách). Cả 3 sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam đều bị quá tải, từ
mức độ vượt nhẹ công suất thiết kế như sân bay Nội Bài (công suất hiện tại 25,0
triệu khách/năm, năm 2018 phục vụ 25,9 triệu khách), đến quá tải nặng như sân
bay Đà Nẵng (13,2 triệu khách, năm 2018 trên công suất thiết kế 10 triệu
khách) và quá tải rất nghiêm trọng như sân bay Tân Sơn Nhất (38,0 triệu khách
năm 2018 trên công suất thiết kế chỉ 28,0 triệu khách).
Hàng
năm, ngành du lịch Việt Nam đón tiếp hàng chục triệu lượt khách quốc tế, trong
đó ước tính trên 80% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không,
chưa nói đến lượng khách du lịch nội địa với nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không
cũng lên đến hàng chục triệu lượt. Vấn đề này dẫn đến thực trạng, ngành du lịch
Việt Nam đang gặp bất lợi khi hạ tầng sân bay quá tải.
Từ
thực trạng nêu trên, thử hỏi “Tân” việc Chính phủ Việt Nam đưa ra chủ trương
phát triển hạ tầng sân bay là đúng hay sai? Là nhu cầu cấp thiết hay không cần
thiết? Phát triển hạ tầng sân bay có dẫn đến lạm phát sân bay như những lời cuồng
ngôn, không não mà “Tân” nói hay không?
Cũng
nói cho “Tân” rõ, việc quy hoạch, phát triển hạ tầng sân bay ở Việt Nam không
có chuyện tiến hành ồ ạt, thích thì làm (đâu phải địa phương đề nghị lên là phê
duyệt) mà đều có cơ sở, căn cứ cụ thể. Chính phủ nước tôi đã có riêng một Quyết
định Số 336/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2020 Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 với những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quy hoạch hết sức
rõ ràng (“Tân tự tìm hiểu cho rõ đi, ví dụ như trong Quyết định nêu rõ: Quy hoạch
phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc phải đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu về vận tải hành khách, hàng hoá; gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của
quốc gia...).
Đến
đây “Tân” thấy thế nào khi cuồng ngôn đưa ra luận điệu xuyên tạc phát triển hạ
tầng sân bay ở Việt Nam sẽ dẫn đến lạm phát sân bay, tiêu tốn ngân sách Nhà nước?
N.T.Q - H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét