Trong cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng giữ vai trò quan trọng, góp phần phát hiện, kịp thời khắc phục những khuyết điểm khi mới manh nha. Kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng gồm nhiều nội dung, trước hết là kiểm tra việc đảng viên thực hiện Điều lệ Đảng, quy định những điều đảng viên không được làm; kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra đảng viên thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng; kiểm tra, giám sát về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành chủ trương của cấp ủy...
Đổi mới, phương
pháp, quy trình, kỹ năng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng bảo đảm
khách quan, dân chủ, khoa học, đồng bộ, thống nhất, thận trọng, chặt chẽ, khả
thi, trong đó tập trung vào các cơ chế, biện pháp động phát hiện sớm để phòng
ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; có chế tài
để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật đảng. Đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác hướng dẫn, chỉ đạo của
ủy ban kiểm tra cấp trên đốĩ với cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới
trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Chú trọng kiểm tra,
giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, tổ chức chính quyền và các đoàn thể nhân
dân các cấp trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện quy
chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo
vệ pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng
viên.
Tập trung kiểm
tra, giám sát việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện
dân chủ trong Đảng; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; việc chỉ đạo và tổ
chức thực hiện cải cách, hành chính, cải cách tư pháp; việc điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận
xã hội; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề
bạt, bố trí, sử dụng cán bộ. Chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm
tra, giám sát phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng về: nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giải quyết tốt vấn đề xã hội bức xúc...
Kết hợp chặt chẽ
và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với giám sát, thanh
tra, kiểm toán nhà nưốc và điều tra, truy tô", xét xử của các cơ quan bảo
vệ pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng ủy ở các cơ quan nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa và tổ
chức thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của đơn vị,
tập trung vào kiểm tra giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm như quản lý,
sử dụng đất đai, tài nguyên, khoán sản, tài chính, ngân sách, đầu tư phát triển
và hiệu quả thực hiện mục tiêu quốc gia.
Phát huy vai trò
giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chú trọng đổi mới, kiện
toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp; xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ kiểm tra các cấp theo hưóng chuyên nghiệp hóa. Trong kiểm tra, giám
sát, cần chú ý lắng nghe dư luận của quần chúng, tiếp nhận ý kiến của Mặt trận,
đoàn thể nhân dân nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên; coi trọng phát hiện các
nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, giúp cho cấp ủy tổng kết, rút ra những
kinh nghiệm hay, những cán bộ, đảng viên tiêu biểu... để bồi dưỡng và nhân rộng,
đồng thời sớm phát hiện và kịp thời ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính tri, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ./.
NBL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét