CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG SAI TRÁI CHO RẰNG ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG TA ĐỐI LẬP VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 

Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy đường lối, chủ trương ở các văn kiện phục vụ Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước (1930) thể hiện sâu sắc sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Người. Nhưng Quốc tế Cộng sản do chưa nắm chắc tình hình thực tế các nước thuộc địa, lại bị chi phối bởi quan điểm "tả khuynh” đang ngự trị lúc bấy giờ, đã chỉ trích và phê phán đường lối cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra.

 Tuy nhiên, Hồ Chí Minh vẫn đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để khẳng định con đường cách mạng Việt Nam, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 Tháng 10 năm 1936, Đảng ta đề ra chiến sách mới, phê phán những biểu hiện "tả khuynh”, cô độc, biệt phái trước đây, đồng thời chỉ rõ: "Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế giới, không phải đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy". Vào thời gian này, ở Việt Nam, vấn đề phân hoá kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh, đoàn kết xây dựng lực lượng … cũng đã trở lại với tư tưởng trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930) của Hồ Chí Minh. Điều đó không chỉ phản ánh quy luật vận động của cách mạng Việt Nam, mà còn khẳng định giá trị và sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, trong Văn kiện Đảng toàn tập ở phần lời giới thiệu của tập 4 và tập 5 có viết: “do sự hạn chế về nhận thức lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, nên trong một số văn kiện của Đảng đã có những ý kiến nhận xét không đúng về tư tưởng và hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Thực tế lịch sử sau này đã cho thấy những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng đắn, những ý kiến phê phán Nguyễn Ái Quốc lúc ấy là sai lầm”.

Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VII) về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta… Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh để bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta”.

Trong các kỳ Đại hội của Đảng từ Đại hội IX đến Đại hội XIII đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân …Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Như  vậy, nhận thức của Đảng ta đi từ chưa đầy đủ, thậm chí có lúc chưa đúng đến nhận nhận thức đầy đủ và đúng đắn về tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận khoa học, cách mạng, là nền tảng tư tưởng của Đảng./.

Related Posts:

  • VẠCH TRẦN ÂM MƯU XUYÊN TẠC LỊCH SỬ, PHÁ HOẠI THUẦN PHONG MỸ TỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC  Những hoạt động của các "hiện tượng tôn giáo mới" đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực văn hoá, đạo đức. Một số “hiện tượng tôn giáo mới” xuyên tạc lịch sử, phá hoại đạo đức và thuần phong mỹ tục văn hoá của dân tộc, ch… Read More
  • ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỂ PHÁT TRIỂN  Hội nghị T.Ư 5 khóa XIII với nhiều vấn đề rất lớn, rất khó và rất hệ trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu. Trong đó, việc tổng kết thực hiện Nghị quyết Hộ… Read More
  • ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG MẮT SỬ GIA NGƯỜI PHÁP Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của nền độc lập Việt Nam đã lưu lại trong lịch sử là một trong những tướng lĩnh vĩ đại của thế kỷ 20, người duy nhất liên tiếp đánh bại cả hai cường quốc quân sự Pháp và Mỹ. Tướng G… Read More
  • TỔ QUỐC PHẢI TRÊN HẾT Bao biện cho việc ngắt tín hiệu âm thanh này là “vì lý do bản quyền âm nhạc”. Đây có lẽ là hành động lấn tới một cách lỗ mãng, thiếu văn hóa sau vụ lình xình đòi bản quyền của một đơn vị sản xuất âm nhạc trong nước trướ… Read More
  • CÁC TÔN GIÁO ĐỀU TRONG LÒNG DÂN TỘC Thời gian qua, vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền được sử dụng như một vũ khí lợi hại, lợi dụng lòng yêu nước, sự sùng đạo của người dân để khoét sâu những bất cập, tồn tại trong đời sống xã hội, nhằm lôi kéo, tập hợp… Read More

0 nhận xét: