Giá
trị văn hóa truyền thống chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua
dòng chảy lịch sử của dân tộc để làm nên bản sắc riêng, được truyền lại cho các
thế hệ sau và theo thời gian sẽ được bổ sung các giá trị mới. Giá trị văn hóa
truyền thống có vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn
mực con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc kế thừa giá trị văn hóa truyền
thống trong xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam là tất
yếu khách quan, đồng thời là công việc thường xuyên, lâu dài, kiên trì, bền bỉ
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, lợi
dụng xu thế toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác của Đảng, Nhà nước, các thế lực thù
địch đã và đang tìm mọi phương thức, thủ đoạn chống phá văn hóa truyền thống,
sử dụng không gian mạng để du nhập, cổ xúy cho văn hóa ngoại lai, độc
hại.
Những
năm gần đây, các thế lực thù địch ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa truyền thống. Sự
chống phá này đã tạo ra hệ lụy không hề nhỏ, là một thứ “giặc nội xâm” đã và
đang làm băng hoại thuần phong mỹ tục, giá trị truyền thống của dân tộc. Âm mứu
của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa truyền thống là truyền bá, tiêm
nhiễm vào nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ các sản phẩm văn hóa ngoại
lai có tính chất xấu độc, làm xói mòn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Từng bước phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, coi văn hóa
là tự do sáng tạo, không cần tính định hướng và xa rời chính trị; từ lĩnh vực
văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về
chính trị, chống lại chủ trương, đường lối của Đảng, chống lại chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Để
thực hiện được mục tiêu trên, chúng sử dụng hình thức và thủ đoạn tiến hành
trên nền tảng của mạng xã hội, các thế lực thù địch đã thành lập các website,
nhiều chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Việt; lập hàng nghìn
blog, trang Facebook, Twitter, YouTube, Zalo... để livestream, tung clip, đăng
tải những nội dung xuyên tạc, bài xích; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm trực
tuyến hoặc qua tiếp xúc với các cá nhân, cơ quan trong nước. Các kênh phát
thanh, truyền hình trên không gian mạng được chúng tạo giao diện như thật, mô
phỏng theo các kênh chính thống của Đảng, Nhà nước nhằm lập lờ, nhào nặn trộn
lẫn những thông tin đúng-sai, thật - giả, đưa thông tin giật gân, lấp lửng giật
tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người, gây tâm lý bi
quan, hoài nghi, hoang mang trong dư luận.
Trong
thời gian tới, để góp phần đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn và luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động đối với giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc Việt Nam, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, định
hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm
quan trọng của giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam: “Tập trung
nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn
hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt
Nam trong thời kỳ mới”. Phát triển và ứng dụng dịch vụ internet, không gian
mạng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam, chủ động hợp tác quốc tế,
thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý mạng xã hội với các nước
trên thế giới. Cơ quan chức năng cần chủ động hợp tác quốc tế, nắm
tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá trên mạng xã hội của các tài
khoản, máy chủ ở nước ngoài để đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù
địch, chống phá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chủ động
hợp tác, nắm bắt và yêu cầu các tập đoàn truyền thông như: Google, YouTube,
Facebook, Twitter... cần tuân thủ pháp luật Việt Nam khi tham gia hoạt động
trên đất nước ta. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các dịch
vụ mạng xã hội để gỡ bỏ các clip, bài viết với nội dung xuyên tạc, bài xích văn
hóa truyền thống Việt Nam trên không gian mạng.
Văn
hóa truyền thống là sản phẩm của lịch sử và là phương thức tồn tại của mỗi dân
tộc. Nền văn hóa dân tộc Việt Nam luôn mang trong mình những yếu tố lịch sử,
truyền thống, tâm lý gắn với các biểu tượng, phong tục, tập quán của một cộng
đồng dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, những tinh hoa,
giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã được hun đúc, vun đắp và
trở thành truyền thống quý báu: “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng
xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối
sống…” . Những giá trị văn hóa truyền thống này đã tạo nên sức mạnh “nội sinh”
của dân tộc Việt Nam; là những nhân tố quan trọng định hướng tư tưởng, tình
cảm, hành động của con người Việt Nam trong suốt quá trình phát triển; góp phần
tạo nên con người Việt Nam có lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng, giàu lòng nhân ái, lao động cần cù, chiến đấu dũng
cảm, sống thích ứng…; như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định “xây
dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị
truyền thống và giá trị hiện đại”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét