CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

 

HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG TỪ “SÀI GÒN”


Cả tháng qua, cả nước đang hướng về TP.HCM để hỗ trợ chống dịch, thì bọn bẩn bựa kích động chia rẻ vùng miền và kền kền núp bóng trong báo chí bắt đầu lộng hành, cứ ra rả đưa tin, nào là “Sài Gòn” và “người Sài gòn” thế nọ thế kia trên khắp các báo không chính thống, các trang mạng xã hội. Đây là một hành vi “đánh tráo khái niệm” rất nguy hiểm cần phải được làm rõ để người dân không bị mắc mưu kẻ xấu. Vậy “Sài Gòn” có từ khi nào? Và hiểu như thế nào cho đúng?

Trước hết, nói về tên gọi “Sài Gòn”, có các giả thiết sau:

2 người Pháp là Aubaret và Francis Gảnier đã nghiên cứu và đưa ra giả thiết về tên gọi Sài Gòn. Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine, và Garnier, Cholen, thì năm 1778 người Hoa ở Cù Lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tìm kiếm phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn.

Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tìm kiếm một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là “Tai-Ngon”, hoặc “Tin-Gan”, phát âm theo tiếng Quảng Đông là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”, đọc theo âm Hán-Việt là “Đề Ngạn” (堤岸). Hiện tại, Đề Ngạn (堤岸) vẫn được dùng bởi cộng đồng người Hoa để chỉ khu vực Chợ Lớn. Người Hoa hiện dùng từ “Tây Cống” (西貢), âm Quảng: “Xây-cóon” để gọi danh từ Sài Gòn và để chỉ khu vực Bến Nghé.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì “Thầy Ngòn”, “Xi Coón” rất giống “Sài Gòn”. Trong bản đồ của Trần Văn Học vẽ năm 1815 thì địa danh Sài Gòn Xứ (柴棍處) được dùng để chỉ khu vực gần Chợ Lớn hiện nay,củng cố thêm giả thiết liên hệ giữa Sài Gòn và Thầy Ngòn.

Còn theo sử người Khơ-me (Cao Miên) được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor, hay Sài Gòn, đã phát triển lắm.

Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”, “Prei” hay “Brai” là “rừng”, “Nokor” hay “Nagara” là “thị trấn”. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế. Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành “Sài”, Nokor bị bỏ “noƠ thành “kor”, và từ “kor” thành “Gòn”.

Riêng các giả thiết về cách gọi do có cây Gòn hay là địa danh trồng Gòn hoặc thủ phủ xưa của người Khơ-me lại càng không có cơ sở và tài liệu nào ghi chép lại. Trước thế kỉ 16, vùng này hoang vắng, thuộc Chân Lạp và sau thế kỉ 16, nhờ cuộc hôn nhân giữa Công nữ Ngọc Vạn (con chúa Sãi) và vua Chey Chetta II mà vùng đất này được dâng cho chúa Nguyễn như sính lễ đính hôn. Cho nên, ai đòi trả lại vùng đất nam bộ cho Campuchia thì cứ lấy câu chuyện này nói cho nó nghe. Nó không nghe thì kêu nó qua Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc và Lào mà tìm hiểu. 4 nước đó có lưu trữ sử liệu này.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
 

Dưới chế độ ngụy quân, ngụy quyền chiếm đóng thì Sài Gòn vẫn là một vùng trũng, đầm lầy, diện tích nằm vỏn vẹn trên Q1, Q3 bây giờ. Khu trung tâm Sài Gòn xưa là một khu ăn chơi sa đọa, là “động đũy” lớn nhất hành tinh để phục vụ cho lính Mỹ và chư hầu. Kinh tế dựa vào chu cấp của Mỹ (sau giải phóng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam phải còng lưng trả nợ). Trong mắt người dân thì ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn là thứ ác ôn, sát hại đồng bào, đội giặc làm cha…

Ngày 02/7/1976, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chính thức đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh như ngày nay. Vinh dự mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã làm rạng danh non sông, đất nước Việt Nam. 45 năm trôi qua, thành phố Hồ Chí Minh từng bước phát triển đi lên, trở thành đô thị bậc nhất cả nước, trên đường tiến lên siêu đô thị. Lãnh đạo và người dân thành phố đang ấp ủ và mong muốn xây dựng được không gian văn hoá Hồ Chí Minh- xứng đáng với tên Người: “Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước, vì cả nước và vì hạnh phúc Nhân dân”.

Như vậy, Sài Gòn ngày nay chỉ còn là tên địa danh, không phải là đơn vị hành chính và chẳng đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh rộng lớn bây giờ (16 quận, 1 thành phố và 5 huyện). Văn nói, mọi người có thể gọi Sài Gòn thoải mái, không ai cấm. Nhưng văn bản pháp lý, thông tin báo chí ... thì phải là TP. Hồ Chí Minh. Hơn nữa, Việt Nam có 54 dân tộc anh em như: Người Kinh, Tày, Nùng, Hoa, ... , và chả có cái quái gì gọi là “người Sài Gòn” cả, nếu có chắc là bên “cali phọt” mà thôi. Nói với nhau là cư dân sinh sống tại Sài Gòn thì nghe còn đỡ chói tai hơn.

Chúng ta đang sống trong xã hội với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các đối tượng chống phá, phản động cũng đang dùng chính công nghệ 4.0 để chống lại Đảng, Nhà nước, lật đổ chính quyền. Mạng xã hội là một “chiến trường” không tiếng súng nhưng cũng vô cùng khốc liệt, việc chậm hay bị động hơn so với các thông tin giả mạo, các thế lực thù địch đồng nghĩa chúng ta thất bại trên mặt trận này. Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng là trách nhiệm của toàn dân chứ không phải của riêng ai.

NĐV-H2

0 nhận xét: