Vậy (ngụy )là gì?
Xét
về ký tự, chữ ngụy 偽
ít nhất có 3 nghĩa: làm giả (ngụy tạo, ngụy trang), không chính danh (ngụy triều,
ngụy quyền) và làm phản (ngụy tặc, ngụy quân). Như thế, ngụy quyền hay ngụy triều
là chính quyền hay triều đình không chính danh, tức là bù nhìn; ngụy quân là đội
quân đánh thuê cho kẻ xâm lược. Ngoài ra, chữ ngụy còn dùng để chỉ lực lượng nổi
dậy chống triều đình hoặc chính quyền trung ương. Theo đó, từ điển bách khoa
quân sự Việt Nam (2007) định nghĩa: “Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực
nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở
Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều
là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)”. Ở phương Tây, chữ ngụy quyền được hiểu
là chính quyền tay sai hoặc chính phủ bù nhìn (puppet state).
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến bản chất của ngụy quân và ngụy quyền
tay sai, như: “Chúng (Pháp, Mỹ) dựng lên ngụy quân, ngụy quyền dùng làm công cụ
phản quốc hại dân”. Như vậy, những người tốt nhưng bị thời thế đẩy đưa thì vẫn
có thể bị giặc lợi dụng làm công cụ hại dân, phản nước. Bởi thế Việt Minh mới
có chính sách địch vận. Trong số các nhân vật địch vận thành công phải kể đến Đại
tướng Dương Văn Minh, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Chủ tịch Hạ viện Đinh
Văn Đệ…
Lịch
sử Việt Nam ghi rõ, vào thế kỷ 13, Trần Ích Tắc và bộ sậu bám vó ngựa Nguyên
Mông về chống nhà Trần. Thế kỷ 18, Lê Chiêu Thống cùng đám lâu la cũng bám gót
quân Thanh đánh nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh cầu viện giặc Xiêm vào đánh nước ta. Cả
ba đều bị sử sách gọi là ngụy. Thế kỷ 19, con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn
Khôi nổi binh chiếm thành Gia Định, chống triều đình Minh Mạng, cũng bị gọi là
ngụy. Sài Gòn nay vẫn còn địa danh Mả ngụy, nơi chôn xác 2.000 lâu la của Lê
Văn Khôi.
Từ
19/8/1945, nước ta chỉ có duy nhất một Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trước
đó Hoàng Đế cuối cùng Bảo Đại đã làm lễ thoái vị. Một tháng sau, ngày 23/9/1945
Pháp gây hấn để giành lại thuộc địa cũ. Năm 1948 Pháp lập ra chính phủ tay sai,
mang tên Chính phủ Quốc gia Việt Nam, đưa cựu hoàng Bảo Đại về làm quốc trưởng.
Năm 1949 Pháp lập ra đội quân đánh thuê mang tên Vệ binh Quốc gia Việt Nam, sau
đổi là Quân đội Quốc gia Việt Nam. Pháp còn mở trường đào tạo sĩ quan người bản
xứ. Các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Nguyễn Hữu Có, Tôn Thất Đính đều
tốt nghiệp khóa 1 Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam, thường gọi là trường Võ bị Đà
Lạt.
Hồi
đó Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ gọi bằng 1 danh xưng duy nhất là ngụy quân, ngụy
quyền. Thời chống Pháp, ở Bắc Bộ còn gọi chính quyền tay sai ở làng xã bị giặc
chiếm đóng là “tề”: xây bốt lập tề.
Từ
năm 1954 Mỹ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm về thay Bảo Đại,
đổi tên chính phủ Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Đội quân đánh thuê
cho Pháp cũng đổi chủ và có tên mới: Quân đội Việt Nam Cộng hòa, từ 1965 đổi là
Quân lực Việt Nam cộng hòa. Nhân vật điển hình của đội quân này có lẽ là tướng
Phạm Văn Phú (1928-1975). Năm 1954 Đại úy Phú tham gia trận Điện Biên Phủ, bị Việt
Minh bắt sống rồi trao trả tù binh. Phú vào Nam, hăng hái bắn giết Việt Cộng,
lên đến chức Tư lệnh vùng II chiến thuật kiêm Tư lệnh Quân đoàn II. Ngày 29/4/1975
viên thiếu tướng này thất vọng quá, uống thuốc độc tự tử, bỏ lại 1 vợ 8 con.
Cuối
thập niên 1950, thấy chữ Việt Minh được dân chúng miền Nam yêu nhiều hơn ghét,
CIA bèn thuê các nhà ngôn ngữ hàng đầu nước Mỹ vắt óc đặt tên Việt Minh là Việt
Cộng, viết tắt là VC, đọc kiểu Mỹ là vi-xi.
Với
những lập luận trên, ai còn băn khoăn thì cứ hỏi người Mỹ: Sách giáo khoa lịch
sử dạy cho con cháu họ có 1 bài về chiến tranh Việt Nam, trong đó không hề có 1
chữ Việt Nam Cộng hòa nào?. Bởi vậy, “ngụy” vẫn phải là ngụy.
LXD
- H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét