Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, tại Điều 170 quy định: người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Đây là một quyền không mới do đã được pháp luật về lao động của Việt Nam ghi nhận cho người lao động từ lâu. Bên cạnh đó, khoản 2 điều này bổ sung quy định cho phép người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức, người lao động tại doanh nghiệp. Quy định về gia nhập, tham gia tổ chức này là rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở truyền thống.
Với
việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi
là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là
cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống
phá Đảng, Nhà nước, điển hình như: Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương
tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Hội anh em dân chủ...
Thực
tế cho thấy, bản thân các hội, nhóm nghề nghiệp thành lập hợp pháp ở nước ta rất
nhiều, những hội, nhóm này ở các mức độ khác nhau đã đóng góp nhất định cho sự
phát triển xã hội. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ là động cơ, mục đích và cách thức
hoạt động, những người trong các hội, nhóm đó có năng lực để biểu đạt, thực hiện
trên tinh thần xây dựng, vì sự tiến bộ và đời sống cán bộ, công nhân viên hay
không.
Ngược
lại, lấy danh nghĩa thành lập tổ chức, hội nhóm với cái mác “độc lập” để thực
hiện âm mưu, ý đồ chống phá đất nước, gây hại cho nhân dân thì đó là hành vi vừa
vi phạm pháp luật, vừa trái với đạo lý người Việt, không thể nhân danh các tổ
chức xã hội dân sự để chống lại quê hương, đất nước mình./.
PVD-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét