CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

LẠI LÀ TRÒ ĐỂU “CHUYỆN BI THƯƠNG CỦA COVID-19”

 

Thủ đoạn của đối tượng xấu là tung hình ảnh, những câu chuyện mà nghe qua tưởng như “tình người trong hoạn nạn”, từ đó đánh vào lòng trắc ẩn, sự thương xót, bi ai của con người trong đại dịch. Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm bởi khi các đối tượng bịa đặt câu chuyện, hình ảnh càng bi thương, càng xót xa thì càng lấy nước mắt nhân sinh để nhằm gieo thù hận lên chính quyền. Các thế lực xấu sẽ lợi dụng những câu chuyện, hình ảnh bi đát này để chửi rủa, miệt thị chính quyền, coi đó là “bằng chứng đau lòng” vu cáo Nhà nước “vô lo vô trách nhiệm, bỏ mặc dân chết dịch”. 

Vài tuần trước, tại Hà Nội xuất hiện mẩu chuyện được lan truyền nhanh trên mạng Facebook. Người viết tự nhận là người trong cuộc, nói rằng buổi chiều vừa ăn cơm xong thì thấy một nam thanh niên ăn mặc rách rưới, dáng người yếu ớt, xiêu vẹo trước cửa. Nam thanh niên thều thào hỏi chủ nhà: “Cô còn chút cơm thừa canh cặn nào cho cháu ăn, cháu chết đói mất”.

Chủ nhà hỏi chuyện thì cháu kể năm nay 18 tuổi, quê Thanh Hoá, đi làm phụ hồ cùng anh trai 21 tuổi, cả hai thuê trọ và từ hôm Hà Nội giãn cách đến nay đã tuần lễ nhưng không có miếng gì lót bụng. Cô chủ nhà thấy vậy liền pha mì tôm cho hai thanh niên và không quên tặng kèm ít gói nữa để đi đường. Ngay khi câu chuyện đăng tải kèm hình ảnh hai thanh niên ăn mì tôm (bức ảnh bị che mặt), hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận bày tỏ thương cảm.

Và sự thật hé lộ phần nào khi phần kết thúc bài viết, người kể chuyện kết luận rằng: “Thủ tướng nói “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, vậy mà ngay giữa Thủ đô lại để người dân cả tuần không có gì lót bụng”. Từ đó đưa ra lời lẽ phê phán, chỉ trích Chính phủ, cho rằng người dân đừng tin gì chính quyền, chỉ nói hão còn dân “sống chết mặc bay”!

Với sự dẫn dắt như vậy, câu chuyện lan rộng trên Facebook và nhiều “còm” được thể té nước theo mưa, miệt thị Đảng, Nhà nước, chế độ. Thậm chí, có “còm” kích động người dân phản đối không thực hiện Chỉ thị 16 và nói rằng, đây là cái cớ để chính quyền o ép người dân chết đói và “Hà Nội đang yên bình, cần gì phải giãn cách”. 

Trên nhiều diễn đàn mạng gần đây cũng chia sẻ hình ảnh những người rời TP Hồ Chí Minh về quê bằng các phương tiện có thể, kể cả đi bộ. Đáng nói, họ lồng ghép một số hình ảnh thể hiện sự bĩ cực của con người như nằm vất vưởng vệ đường, trẻ con rách nát bẩn thỉu co quắp bên cột mốc quốc lộ, cảnh bà mẹ địu 3-4 con thơ gầy còm, thất thểu xin ăn. Từ những hình ảnh đó, các đối tượng lồng ghép thành video, xen vào ảnh biệt thự, tiệc tùng của một số quan chức để châm chỉa: “Đảng tự xưng quang vinh, tài tình, sáng suốt mà sao vẫn để dân đói khổ”.

Trang “Việt Tân” miệt thị: “Họ đã chắc từng tin vào lời nói “không ai bị bỏ lại phía sau”, “không để ai phải thiếu ăn thiếu mặc”, tin vào gói cứu trợ 62 nghìn tỉ và 26 nghìn tỉ. Có thể họ đã từng nghe rằng tiền không đến tay người dân đâu nhưng họ vẫn cố gắng tin vì đó là hy vọng duy nhất, hy vọng của sự sống… Không ai có thể tưởng tượng được, một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới mà người dân lại thiếu đói”… Đây là kiểu lắp ráp “râu ông cắm cằm bà”.

Thực tế, khi rời khỏi TP Hồ Chí Minh một cách tự phát, cũng có người đi nhiều ngày đường nên lâm cảnh đói khát, tuy nhiên họ cũng đã được chính quyền và người dân dọc tuyến di chuyển hỗ trợ. Việc gán ghép ảnh của em bé, bà mẹ trong lúc đi đường đói mệt để nói rằng hàng vạn người dân TP Hồ Chí Minh bị chính quyền bỏ đói, phó mặc dân là kiểu đánh tráo bản chất.

Thậm chí, có đối tượng còn lấy hình ảnh người mẹ và các con đi đường rồi đính kèm bài thơ “Những điều trông thấy” của Nguyễn Du viết phê phán chế độ phong kiến từ hơn 200 năm trước để “áp” vào hiện tại, đả kích chế độ. Trong khi họ phớt lờ những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và an sinh tại TP Hồ Chí Minh khi hàng loạt chính sách hỗ trợ nhu yếu phẩm cho nhân dân đã và đang được thực hiện, chính quyền và các đội tình nguyện xung kích đến từng ngõ phố để hỗ trợ cho dân.

Trong cam go, sự nỗ lực, đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là yếu tố tiên quyết để chiến đấu, chiến thắng dịch bệnh, như Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”. 

Với mỗi người, sự tỉnh táo trước thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội là điều rất quan trọng. Đừng vội vàng chia sẻ, bình luận, lan truyền hình ảnh, thông tin chưa được kiểm chứng, nhất là dạng thông tin, hình ảnh chạm vào nỗi đau thương, mất mát, bi ai, trắc ẩn của con người trong đại dịch bởi kẻ xấu đang dùng chiêu bài tung tin giả đánh vào nhân tâm, vào nước mắt người dân nhằm gieo rắc tâm lý bất an và kích động chống phá đất nước./.

OCEAN - KBC

 

 

0 nhận xét: