Những ngày qua, tình hình đại dịch Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam diễn biến phức tạp. Cùng với các lực lượng trong cả nước, Quân đội huy động cán bộ, chiến sĩ tích cực tham gia phòng chống dịch. Tính đến nay, có trên 100.000 cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị phía bắc được tăng cường cho các tỉnh, thành phía nam. Nhiều bộ phận đảm nhiệm nơi tuyến đầu, ở những vị trí trọng điểm, khó khăn và nguy hiểm, đang từng ngày, từng giờ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, bảo đảm an toàn sức khoẻ nhân dân. Bản chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” không chỉ toả sáng trong các cuộc kháng chiến trước đây, mà nay trong thời bình lại tiếp tục được nhân lên, lan toả, thể hiện sâu sắc vai trò đặc biệt quan trọng của Quân đội trong công cuộc đổi mới đất nước. Có thể nhiều người nghĩ rằng, bộ đội thường chỉ có mặt nơi khó khăn, gian khổ, những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… chứ ít ai nghĩ rằng, họ có thể đảm nhiệm tốt công việc “đi chợ” hằng ngày.
(Ảnh: Rau, củ, quả chuẩn bị đến tay người dân. Nguồn: Internet)
Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch
đại dịch Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh, một lực lượng lớn cán bộ, chiến sĩ
được giao nhiệm vụ đi chợ giúp dân. Việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn này đã góp
phần rất quan trọng bảo đảm cho người dân luôn có đủ nhu yếu phẩm sinh hoạt thiết
yếu hằng ngày, hạn chế người dân ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách. Hiệu
quả của mô hình “đi chợ hộ” này đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, qua
thực tế nảy sinh nhiều tình huống trớ trêu, nhất là tình trạng “bom” hàng. Trước
đó, Báo Tuổi Trẻ Online cũng đã có bài phản ánh về tình trạng này
trong quá trình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mô hình “đi chợ hộ” trong thời
gian tăng cường các biện pháp giãn cách chống dịch từ ngày 23/8. Theo đó, nhiều
địa phương phản ảnh có tình trạng người dân sau khi đặt hàng và được bộ đội,
tình nguyện viên mang đến nhà nhưng không nhận, hủy đơn hàng. Việc “đi chợ
hộ” đã được triển khai trong thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội tại
TP.HCM. Tuy nhiên, tại một số nơi đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng “đi chợ
hộ”, có người gọi điện tới thì tắt máy, có người trả lời nhưng nói “không đặt nữa”,
còn có người lại nói “đặt thử xem chứ không mua”. Lực lượng “đi chợ hộ” phải
rất vất vả để xử lý túi hàng bị hủy, gây khó khăn cho bộ đội, tình nguyện viên,
làm dư luận nhân dân bức xúc. Theo ông Phan Thanh Hòa, chủ tịch UBND phường Tây
Thạnh, quận Tân Phú, cho biết sáng 27/8, có khoảng 30 đơn hàng người dân đặt mà
không lấy. Khi gọi tới thì một vài số điện thoại không bắt máy, những trường hợp
còn lại thì nói không đặt. Mỗi ngày, lực lượng địa phương phải làm nhiều công
tác phòng, chống dịch, nên khi người dân đặt thì sẽ xác nhận và kiếm nguồn hàng
giao, chứ không thể đến từng nhà xác minh trước được. Hôm nay 30 đơn hàng không
có người nhận đã được bên siêu thị hỗ trợ nhận lại.
Trước thực tế đó, cơ quan chức
năng đã vào cuộc kiểm tra, xác minh để làm rõ thực trạng và nguyên nhân, qua đó
đề xuất các giải pháp khắc phục. Qua một cuộc xác minh khoảng 200 trường hợp
“bom” hàng, cơ quan chức năng nhận thấy, có những nguyên nhân khách quan, có
nguyên nhân chủ quan như: Hàng đặt không đúng số lượng, chủng loại; có người một
đơn hàng cùng lúc đặt nhiều chỗ; có người sau khi đặt hàng phải đi cách ly tập
trung… Như vậy, có thể thấy, ngoài những nguyên nhân “chấp nhận được”, vẫn còn
nguyên nhân từ ý thức của một bộ phận người dân chưa thấy được sự vất vả của những
người trực tiếp đảm nhiệm công việc này, nên việc ủng hộ, hợp tác chưa nhịp
nhàng. Ngoài ra, không loại trừ nguyên nhân “bom” hàng với mục đích xấu.
Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng
này, giải pháp quan trọng nhất là các cơ quan chức năng cần tăng cường giáo dục,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân thấy được tầm quan trọng,
ý nghĩa thiết thực của việc làm này. Động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm
của cán bộ, chiến sĩ, những tình nguyện viên trực tiếp “đi chợ giúp dân”. Tăng
cường các hoạt động tuyên truyền những hìn ảnh, hành động thể hiện phẩm chất tốt
đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần có biện pháp kịp
thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để có ý đồ xấu như chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị bộ trưởng Bộ Công an nghiên cứu xử lý
hành vi hủy đơn hàng “đi chợ hộ”. Thủ tướng đề nghị bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo
các đơn vị nghiên cứu có chế tài xử lý nghiêm hành vi nêu trên để bộ đội, tình
nguyện viên yên tâm giúp dân./.
NTC-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét