Điều 4 của Hiến
pháp năm 1992 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp
công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2013) tiếp tục khẳng định luận điểm trên. Điều đó cho thấy, vai trò của Đảng
Cộng sản Việt Nam được ghi rất rõ ràng, minh bạch và đầy đủ. Hiến pháp năm 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2013) còn ghi rõ: mọi cá nhân, tổ chức trong Đảng phải
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, điều đó thể hiện rõ tính thượng tôn pháp luật
của Đảng.
Kế thừa và phát
triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương 5, Hiến pháp năm 1992 quy định “Quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”: Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công
dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội; không ai bị
phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nhưng cũng nghiêm trị những phần tử phản động, những hành động lợi dụng lòng
yêu nước để có hành vi gây rối, mất trật tự an toàn xã hội, đi ngược lại lợi
ích quốc gia, dân tộc, điển hình như vụ gây rối trật tự công cộng ở Bình Thuận
năm 2018; biểu tình phản đối Luật đặc khu và Luật An ninh mạng năm 2019 ở Bình
Dương, Đồng Nai…
Thực tiễn trong
những năm vừa qua cho thấy, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn
về quyền con người góp phần xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu
hòa bình và tiến bộ xã hội của toàn nhân loại. Thế nhưng trong thời gian gần
đây, trên trang Baotiengdan có đăng bài viết “Hiến pháp năm 1992 trong mắt tôi”
của Nguyễn Duy Vĩnh; nội dung bài viết là những luận điệu xuyên tạc, phản động,
phủ nhận những giá trị và ý nghĩa to lớn Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam. Duy
Vĩnh cho rằng, đọc bản Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam thấy rất khập khiễng và
lủng củng. Nhưng chính Duy Vĩnh lại thể hiện lối tư duy khập khiễng và lủng củng.
Có thể khẳng định
những luận điệu xuyên tạc của Duy Vĩnh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam không mới, chứng tỏ Duy Vĩnh không biết hoặc cố tình không hiểu về thực tế
diễn ra ở Việt Nam về quyền bầu cử của công dân, về sự phối hợp của các cơ quan
lập pháp - hành pháp - tư pháp ở Việt Nam, đã được minh chứng rõ nhất, mới nhất
bởi cuộc bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào tháng 3/2021 vừa qua
đã chứng minh.
Thực tiễn lịch
sử khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhất là trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; trải qua những giai đoạn, thời
điểm lịch sử khác nhau, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp
đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được giữ vững, củng cố và nâng cao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định:
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay
Tất cả những
giá trị chính trị - pháp lý, thực tiễn sâu sắc của Hiến pháp năm 1992 là không
thể phủ nhận, xuyên tạc. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta hiện nay phải giữ
gìn, bảo vệ và phát triển những giá trị tốt đẹp của Hiến pháp năm 1992 vào quá
trình dựng xây, kiến thiết đất nước, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc. Kiên quyết vạch trần và đấu tranh với các luận điệu
xuyên tạc phủ nhận Hiến pháp năm 1992 cũng như sự lãnh đạo của Đảng, thành tựu
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.
=TXD-H2=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét