CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

 

Tham nhũng, tiêu cực luôn là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Vì vậy, Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh phòng, chống những mối nguy cơ đó.  Thời gian qua, không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng, hành chính của Nhà nước và xử lý hình sự.  

Đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác PCTN, tiêu cực đã được đẩy mạnh, có nhiều điểm đột phá. Thậm chí, có thể khẳng định, một trong những thành tựu nổi bật nhất trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng là công tác PCTN; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự thay đổi rõ rệt về chất. Đánh giá về công tác PCTN, lãng phí, Đại hội XIII của Đảng đã nhận định: “Công tác đấu tranh PCTN được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”

Công tác PCTN, tiêu cực sẽ tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm chính trị cao hơn, trở thành xu thế, “ không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế và hình sự, trong đó tập trung vào các giải pháp căn cơ sau:

Một là, tiếp tục tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, nhất là thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong đó chú trọng xử lý cả các vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên có tính chất phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với quan điểm: Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi phạm tội là ai, đã có dấu hiệu phạm tội phải khởi tố điều tra và đã kết lụân có tội thì phải truy tố, xét xử. Các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra toán, thi hành án, nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội phải kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra để thụ lý, điều tra, xử lý theo pháp luật, không chờ kết thúc quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, thi hành án.

Hai là, tăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng cao hơn nữa nhận thức về PCTN, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức yếu kém, sai lệch của một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN, tiêu cực là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm của công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian qua. Nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của công tác PCTN, tiêu cực sẽ làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy khi triển khai thực hiện sẽ nghiêm chỉnh, tích cực, quyết liệt hơn

Ba là, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị theo hướng thật đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục bằng được sự lạm quyền, lộng quyền và lợi dụng quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức vụ. Để làm được điều này, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn. Đặc biệt, phải chú trọng quy định thật cụ thể chế tài xử lý vi phạm đối với cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực ở nhiều lĩnh vực

Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được thực hiện nghiêm túc sẽ giảm thiểu hành vi tiêu cực, phát hiện kịp thời những vi phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là lời cảnh tỉnh, răn đe đối với những cán bộ, đảng viên đã và đang có ý định thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Năm là, hoàn thiện chế độ, chính sách về tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây được xem là một trong những giải pháp rất quan trọng để ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Singapore đã trả lương rất cao cho cán bộ, công chức đủ để họ nuôi sống bản thân và gia đình mà “không cần tham nhũng”. Khi cán bộ, công chức đã được đảm bảo cuộc sống họ sẽ yên tâm cống hiến hết năng lực, sở trường. Ngược lại, khi cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công chức không được bảo đảm thì họ sẽ có nguy cơ nhũng nhiễu, tiêu cực. Vì vậy, cần hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức làm trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, tiêu cực. Để làm được điều này, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Tinh giảm biên chế để tăng quỹ lương; đẩy mạnh thực hiện quy chế tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện bảng mô tả công việc; bố trí sắp xếp việc làm và trả lương theo đúng chuyên môn, năng lực, phù hợp với vị trí việc làm; quy định chế độ “dưỡng liêm”./.

VTK-H1

 

0 nhận xét: