Những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt và xảo quyệt. Trong đó, vần đề “dân chủ, nhân quyền” là chiêu bài mà chúng vẫn dùng để lợi dụng kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm là minh chứng rõ nét nhất, khẳng định và bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về “dân chủ, nhân quyền” ở nước ta.
Thực tế khách quan về tình hình “dân chủ, nhân quyền” tại Việt Nam dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã đạt được nhiều thành
tựu lớn như:
Một là, thành tựu “dân chủ, nhân quyền”: Đã phổ cập giáo dục tiểu học
và tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở từ năm
2011. Trong năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chỉ còn 2%;
trong đó khu vực thành thị là 2,93%, khu vực nông thôn là 1,55%. Việt Nam được
quốc tế thừa nhận đã thực hiện tốt các “mục tiêu thiên niên kỷ” của Liên hợp quốc
(giai đoạn 2001-2015). Bất bình đẳng theo thước đo hệ số bất bình đẳng thu nhập
(GINI) về tiêu dùng tăng, nhưng ở mức tương đối thấp trong khu vực ASEAN. Tỷ lệ
hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng 6,8%. Chỉ số phát triển con người
(HDI) trong năm 2019 đạt 0,704 và xếp thứ 117/ 189 quốc gia và vùng lãnh
thổ, tức là thuộc nhóm nước trung bình cao.
Trái với những luận điệu cáo buộc ngụy biện, trơ trẽn về “dân chủ, nhân
quyền” thực tế Việt Nam đã và đang chứng thực sinh động sự tôn trọng, bảo vệ,
thực hiện và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trong điều kiện tác động của kinh tế
thị trường, hội nhập quốc tế. Trong năm 2020 - 2021, khi đại dịch Covid-19
hoành hành trên thế giới và ở Việt Nam, hàng loạt chính sách an ninh con người,
an sinh xã hội được Chính phủ ban hành nhằm bảo đảm an ninh lương thực và ổn định
cuộc sống tối thiểu cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Gói an sinh xã hội
có quy mô 62.000 tỷ đồng (năm 2020), gói cứu trợ 26.000 tỷ đồng (năm 2021) là
giải pháp cấp bách, kịp thời, không chỉ giảm thiểu tác động của đại dịch
Covid-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người
dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh mẽ quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam “đặt lợi ích của người dân lên trên” và “không để lại ai ở phía sau” trong
đại dịch Covid-19.
Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động, tích cực đóng góp vào việc tôn trọng,
bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng đồng thế giới ghi
nhận. Thí dụ thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao
trong những lần Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền và ủy viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể
hiện qua vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên
chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Từ những nỗ lực chung trong thúc đẩy, bảo
vệ quyền con người trong phạm vi quốc gia và khu vực, các nước thành viên ASEAN
chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành
viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là những đòn đả
kích mạnh mẽ nhằm vào các đối tượng vu cáo Việt Nam về vi phạm nhân quyền.
Hai là, cộng đồng quốc tế công nhận: Thực tế “dân chủ, nhân quyền”
ở Việt Nam đã được nhiều nhà lãnh đạo, chính khách quốc tế, các nhà quan sát,
du khách đến Việt Nam cảm nhận, đánh giá. Chẳng hạn nhà báo chuyên về chính trị
Đông Nam Á David Hutt phát biểu trên đài BBC News rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam
đã hành động trách nhiệm và đặt người dân lên làm mối quan tâm hàng đầu. Còn
trang liberationnews.org (Mỹ) thì thừa nhận: Một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt
người dân lên trên lợi ích kinh tế... Trưởng đại diện thường trú Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh: Việt
Nam ứng phó thành công đại dịch Covid-19 là một câu chuyện truyền cảm hứng,
trong đó tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn kết xã hội là chìa khóa
thành công. Trang Times of India thì cho rằng: Chính phủ Việt Nam đã chủ động bảo
vệ người dân trước dịch bệnh thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về
dịch bệnh và quyền được tiếp cận điều trị Covid-19 cho tất cả mọi người, nhờ thế
đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội, huy động được sức mạnh toàn dân trong
cuộc chiến chống dịch. Coi trọng sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân
ngay từ những ngày đầu chống dịch cũng chính là bảo đảm một trong những quyền
con người cao nhất, cơ bản nhất là quyền được sống, nhất là khi đại dịch ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nền kinh tế, khiến thu nhập của nhiều người bị giảm sâu, mất
việc làm, mất sinh kế...Và ngay cả ông Peterson, nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt
Nam cho rằng: “không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên
chuẩn 100% hài lòng. Mỹ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng được
nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được
tại một quốc gia”.
Chính thực tiễn là những minh chứng thuyết phục nhất, thể hiện những gì
mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy “dân chủ, nhân
quyền” đã được người dân đặt trọn niềm tin và được dư luận tiến bộ trên thế giới
ghi nhận. Đặc biệt vấn đề “dân chủ, nhân quyền” luôn được Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định trong các cương lĩnh, nghị quyết: Nếu như Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người
với quyền và lợi ích dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” thì
Đại hội XIII của Đảng xác định “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất
phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh
phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”./.
NSĐ-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét