Mới đây, trên trang Vietnamthoibao, có
bài viết: “Nhân quyền là gì?” của Thanh Nga, Y đã lợi dụng những đánh
giá của Giáo sư Nguyễn Đăng Dung về bản Hiến pháp 2013 và một số hiện tượng
riêng lẻ trong việc thực thi đảm bảo quyền con người, quyền công dân của chính
quyền ở một số nơi để quy chụp, bôi nhọ, hạ thấp những chủ trương về vấn đề này
của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nội dung của bài viết thể hiện sự nhìn nhận lệch lạc,
thiếu khách quan về quyền con người ở Việt Nam, bởi lẽ:
Một là, Thanh Nga cố tình lờ đi quan
điểm luôn xác định con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu
của sự phát triển xã hội của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Quan điểm này
được cụ thể hóa ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân quy định trong
Hiến Pháp, các Văn kiện của Đảng và ở việc liên tục hoàn thiện cơ chế để nhân
dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, phát huy sự sáng tạo, sự đồng thuận tạo động
lực phát triển đất nước, phát triển con người toàn diện. Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn xác định mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,
nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, bảo đảm cho mọi người
Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ quyền con người.
Thực tiễn cho thấy, ngoài bản Tuyên
ngôn độc lập (ngày 02/9/1945) các quyền con người, quyền công dân còn được quy
định tại điều 14 đến điều 16 trong Hiến pháp năm 2013 và được hiện thực hóa
thành chiến lược xây dựng, phát triển con người xuyên suốt từ Cương lĩnh đầu
tiên năm 1930 đến Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011, Văn kiện Đại
hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt, Chiến lược phát triển đất nước
10 năm 2021-2030 khẳng định: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có sức khỏe, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia
đình, xã hội và Tổ quốc. Điều này, khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn
trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của
dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, cố tình phủ nhận thực tế tốt đẹp
về quyền con người ở Việt Nam. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường
trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đã khẳng định: “Việt Nam
đã đạt được tăng trưởng đáng kể trong phát triển con người kể từ năm 1990 đến
nay. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã có những bước tiến bộ trong thực hiện chính
sách chăm lo phát triển con người toàn diện”. Mặt khác, những kết quả đạt được
trong việc thực thi pháp luật về quyền con người đã tạo ra sự ổn định về
chính trị, văn hóa, xã hội càng làm cho những người Việt Nam đang cư trú ở nước
ngoài muốn về Việt Nam sinh sống, làm ăn rất nhiều và các doanh nghiệp nước
ngoài muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp
tác quốc tế về người di cư KNOMAD ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2021 ở
mức kỷ lục 18,1 tỉ USD, đứng thứ 8 thế giới và thứ 3 trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương. Dựa trên kết quả thực tiễn trong hoạt động thu hút đầu tư nước
ngoài, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định
môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn là bến đỗ lâu dài của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật để con người thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của mình, Đảng,
Nhà nước Việt Nam luôn kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền
con người, quyền công dân nhằm bảo vệ sự công bằng, hài hòa giữa quyền tự nhiên
của mỗi người với quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục mà
không làm tổn hại đến nhân phẩm của con người. Sự thật này đã chứng minh khi mọi
công dân Việt Nam thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ thì không cần phải “đòi quyền”;
“bị bắt bỏ tù với bản án an ninh chính trị quốc gia”; “tìm đến những xứ đã có sẵn
sự tôn trọng phẩm giá chính trị của con người” như Thanh Nga đã kích động trong
bài viết của Y. Mọi người dân Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt các quyền
và nghĩa vụ của mình, đồng thời không ngừng nêu cao cảnh giác trước những luận
điệu xuyên tạc, quy chụp, chống phá của những kẻ như Thanh Nga./.
LHT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét