Mang tiếng là một tổ chức phi chính phủ,
tầm hoạt động toàn cầu, nhưng tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) lại có
cách nhìn nhận, đánh giá thiển cận như kiểu “ếch ngồi đáy giếng” về tình hình
báo chí ở Việt Nam. Gần đây, RSF đưa ra bảng xếp hạng về tự do báo chí thế giới
năm 2022, Việt Nam ở vị trí 174/180. Tổ chức này cho rằng: “Các phương tiện
truyền thông bị Đảng Cộng sản kiểm soát, đàn áp, bỏ tù các nhà báo xuất
phát từ xã hội dân sự, Hội nhà báo độc lập, nhóm báo sạch”.
Đây là đánh giá vô căn cứ, phiến diện,
thiếu khách quan của tổ chức RSF về công tác báo chí của Đảng và tự do báo chí,
tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trong suốt tiến
trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, cũng như trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
coi trọng vai trò to lớn của báo chí, truyền thông. Việc lãnh đạo, định hướng
hoạt động báo chí góp phần quan trọng xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh; tuyên
truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận
trong xã hội; tăng cường đoàn kết, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, với
nhân dân tiến bộ trên thế giới; đồng thời nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng
của thông tin rác, xấu, độc trên các phương tiện báo chí, truyền thông, mạng xã
hội, internet.
Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước như
Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Singapore,… đều có luật và những điều khoản xử lý nghiêm khắc
những hành vi nêu trên. Theo hãng Reuter cho biết, trong năm 2021, hơn 20.000 tổ
chức Mỹ là nạn nhân của những tin nhắn rác, tin giả và những tổ chức này đã phải
yêu cầu các trang mạng xã hội lớn như: Facebook, YouTube, Instagram,… kiểm
soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Qua đó cho thấy, việc định hướng, kiểm
soát hoạt động báo chí, truyền thông là việc làm phù hợp nhằm bảo đảm lợi ích
cao nhất của mỗi quốc gia dân tộc.
Đối với hoạt động tự do báo chí. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống báo chí, truyền thông Việt Nam
đã phát triển nhanh cả về đội ngũ, trình độ, loại hình, quy mô, phương tiện,
công nghệ, kỹ thuật. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện Việt Nam có khoảng
41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ quan báo
chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử), 72 cơ quan
được cấp phép hoạt động phát thanh-truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh, 193
kênh truyền hình. Điều này cho thấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ
quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận như một giá trị quan trọng của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên phải nhận thức rằng, việc thực
hiện quyền tự do báo chí phải luôn đặt trong khuôn khổ pháp luật, không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Cho nên, việc Nhà nước Việt Nam kiên quyết
trừng trị những tổ chức, cá nhân như các đối tượng tự xưng là “Nhóm báo sạch”,
“Hội nhà báo độc lập” đã lợi dụng tự do báo chí, có những hành vi tung tin xấu
độc, xuyên tạc, bôi nhọ, kéo bè, lập hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hoàn toàn đúng với quy định của pháp
luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Từ những vấn đề trên cho thấy, bức
tranh hiện thực về bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là thực tế
khách quan không ai có thể phủ nhận. Việc tổ chức RSF cố tình đưa ra những đánh
giá, phiến diện, thiếu khách quan kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, thực sự không xứng
tầm mang tên một tổ chức “phóng viên không biên giới” đi ngược lại tôn chỉ, mục
đích mà RSF nêu ra./.
LHT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét