CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

ĐẤU TRANH CHỐNG THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TỰ DO NGÔN LUẬN ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

 

Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta, bôi nhọ, nói xấu chính quyền, gây kích động, hoang mang trong nhân dân, đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. 

Mới đây, ngày 25/8/2022, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (44 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Phạm Thị Đoan Trang tiếp tục giữ nguyên kháng cáo, cho rằng mình không phạm tội. Tuy nhiên, trên cơ sở quá trình xét hỏi công khai tại tòa, căn cứ lời khai, tài liệu, kết quả giám định, tòa cấp phúc thẩm nhận định đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo Đoan Trang. Theo HĐXX, việc tòa sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù đối với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù hợp với hành vi phạm tội”. “Hành vi của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội. Xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân”.

Phạm Thị Đoan Trang từng làm phóng viên của một số tờ báo, kênh truyền hình. Năm 2013, Trang xuất cảnh, sau đó bị các đối tượng phản động lôi kéo vào đường dây chống phá Đảng, Nhà nước. Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ xúy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền cực đoan và một số đối tượng ảo tưởng chính trị ở bên ngoài, Phạm Thị Đoan Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền. Phạm Thị Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước; các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị - xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống Đảng, Nhà nước. Trang cùng Trịnh Hội - đối tượng cầm đầu VOICE lập ra cái gọi là “Luật khoa tạp chí”, tiếng là thuần phân tích hệ thống luật pháp các nước nhưng bạn đọc kiểu gì cũng sẽ nhìn vào nó có hơi hướng chống lại hệ thống luật pháp Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động; thực hiện trên 50 lượt trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài; viết, tán phát 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn  “kỹ năng”, cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”, “Bầu cử phi dân chủ ở Việt Nam”, “Chính trị bình dân”, “Toàn cảnh thảm họa môi trường Formosa ở Việt Nam”, “Phản kháng phi bạo lực”,"Học chính sách công qua chuyện luật khu”... kích động lật đổ chế độ.

Với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, Phạm Thị Đoan Trang đã bị TAND TP Hà Nội cấp sơ thẩm tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” ngày 14/12/2021. Tuy nhiên, sau khi tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang, nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước đã phán tán các bài viết vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền; vu cáo các cơ quan chức năng bắt giam, ép cung, đàn áp và xét xử “người vô tội”; kêu gọi các tổ chức quốc tế yêu cầu Việt Nam “trả tự do ngay lập tức” cho đối tượng này, đồng thời kích động người dân xuống đường phản đối phiên toàn. Tiêu biểu là các bài viết trên blog Đài Á Châu tự do (RFA), blog Tiếng Dân…

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Tự do ngôn luận được xem là quyền hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25. Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Các quốc gia đều xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, đề cao tự do ngôn luận phải vì lợi ích chung, không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luân lý và luật pháp. Đối tượng Phạm Thị Đoan Trang đã lợi dụng quyền tự do, ngôn luận để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, quá trình điều tra, xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đây cũng là lời cảnh tỉnh chung cho những kẻ đã và đang có ý định lợi dụng quyền tự do, ngôn luận để vi phạm pháp luật Việt Nam.

LMH-H8

0 nhận xét: