Sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Điều đó
có nghĩa là, quân đội chỉ mạnh khi duy trì được kỷ luật tự giác, nghiêm minh,
không duy trì được kỷ luật tự giác, nghiêm minh quân đội sẽ tan rã, mất sức chiến
đấu. Bản chất của kỷ luật quân đội ta do hệ tư tưởng chính trị và chế độ xã hội
của Nhà nước quy định. Do đó, để xuyên tạc, phá hoại kỷ luật quân đội, tất yếu
các thế lực thù địch đi từ sự xuyên tạc bản chất giai cấp của kỷ luật, phá hoại
niềm tin của cán bộ, chiến sỹ vào sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt
của Đảng đối với quân đội, vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa,
vào mối quan hệ quân dân; quan hệ cấp trên, cấp dưới; quan hệ đồng chí, đồng đội…
Kỷ luật quân
đội ta là kỷ luật tự giác, nghiêm minh. Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở giác
ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Quân
nhân chấp hành kỷ luật vì những động cơ, mục đích chiến đấu cao cả, đó là bảo vệ
Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của
nhân dân. Tính nghiêm minh của kỷ luật được xây dựng trên cơ sở quân nhân ý thức
được những đòi hỏi khách quan của hoạt động quân sự. Họ biết rằng, muốn hoàn
thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, quân nhân phải có tính kỷ luật
cao, chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác mọi quy định, chế độ của điều lệnh kỷ
luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Vì vậy, các thế lực thù địch muốn phá hoại kỷ
luật quân đội phải đánh vào nhận thức, niềm tin, ý chí của quân nhân, tức là
đánh vào thành phần động cơ trong tính kỷ luật của cán bộ, chiến sỹ ta.
Bản chất kỷ
luật tự giác của quân đội là sự thấu suốt và chấp hành triệt để mọi chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xuyên tạc đường lối
quân sự của Đảng, các thế lực thù địch hòng làm giảm niềm tin của cán bộ, chiến
sỹ quân đội đối với Đảng, làm giảm hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Trong cơ chế
thị trường hiện nay, những mặt tiêu cực của nó không thể không ảnh hưởng ở mức
độ nhất định đến phẩm chất, đạo đức, lối sống một bộ phận cán bộ, chiến sỹ. Điều
này đã được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, chúng cường điệu, khoét
sâu, tạo ra sự nghi ngờ, mất lòng tin, gây chia rẽ trong nội bộ quân đội, phá
hoại mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sỹ, giữa quân đội với nhân dân. Từ các
hiện tượng nhỏ lẻ chúng tô vẽ, phóng đại, xuyên tạc, quy thành bản chất của kỷ
luật quân đội ta là: quản lý, giáo dục kém, buông lỏng, bao che, dung túng cho
cán bộ có chức, có quyền, kỷ luật quân đội đã mất đi sự tự giác, tính nghiêm
minh… Bởi vậy, trong khi chủ động đấu tranh vạch trần những luận điệu trên, mỗi
tập thể quân nhân cũng như mỗi cán bộ, chiến sỹ phải thường xuyên giáo dục, bản
chất truyền thống tốt đẹp của quân đội, kiên quyết đấu tranh khắc phục những yếu
kém về ý thức tổ chức, kỷ luật, giữ nghiêm tính tự giác, nghiêm minh của kỷ luật
quân đội, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc.
Trước âm mưu
“diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội, vấn đề củng cố vững chắc trận
địa tư tưởng, chống sự xuyên tạc, phá hoại về tư tưởng, kỷ luật của các thế lực
thù địch là một nhiệm vụ không những mang tính tất yếu mà còn rất cấp bách hiện
nay. Để tăng cường kỷ luật quân đội, chống lại sự xuyên tạc, phá hoại của kẻ
thù, các cấp lãnh đạo cần tiến hành đồng bộ các giải pháp có tính hệ thống như:
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị trong toàn quân trên lĩnh vực
tưởng và đấu tranh hệ tư tưởng; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác quản lý, giáo dục kỷ luật trong quân đội; kết hợp chặt chẽ công
tác tư tưởng với công tác tổ chức, phối hợp đồng bộ các cơ quan, lực lượng, các
ngành, các cấp để đấu tranh chống lại sự xuyên tạc, phá hoại của các thế lực
thù địch trên lĩnh vực tư tưởng nói chung, lĩnh vực kỷ luật quân sự nói riêng;
chăm lo xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh; tập trung nâng cao ý
chí chiến đấu, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, để kỷ luật thực sự là “sức
mạnh của quân đội”, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “vô hiệu
hóa” quân đội.
NVT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét