Trong bài “Một phút đồng hồ”,
đăng trên Báo Nhân dân, số 153, ra từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 1953, Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta thường than phiền không đủ thời giờ để làm việc
và học tập. Đó là vì chưa biết quý trọng thời giờ, sắp đặt thời giờ cho hợp lý,
còn lãng phí nhiều thời giờ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm
gương đạo đức cách mạng sáng ngời, trong bất kỳ vị trí, hoàn cảnh nào Bác luôn
tiên phong, mẫu mực, giản dị và tiết kiệm. Bác thường căn dặn mọi người phải thực
hành tiết kiệm; tiết kiệm sức lao động, tiền bạc, đặc biệt là tiết kiệm thời
gian. Với Bác, đức tính tiết kiệm thời gian là rất quý báu, Người luôn quý trọng,
sử dụng hiệu quả thời gian bằng cách chủ động bố trí, sắp xếp kế hoạch cụ thể,
chi tiết và tác phong hiện đại, để sao cho không bị lãng phí thời gian một cách
vô ích. Tiết kiệm thời gian của Bác không chỉ là tiết kiệm cho mình, mà còn
không để lãng phí thời gian cho mọi người, không để người khác phải chờ đợi, phục
vụ. Lời dạy của Bác là sự nhắc nhở sâu sắc, giúp cho mỗi tổ chức, cơ quan, đơn
vị và mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân biết quý trọng thời gian của
mình, qua đó nâng cao ý thức tiết kiệm thời gian, sử dụng thời giờ hợp lý bảo đảm
công việc trôi chảy, nhanh chóng và góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện nay, trong bối cảnh đất nước
ta đã và đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, “đi tắt, đón đầu”, đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, phấn đấu đưa nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.
Lời dạy của Bác vẫn giữ nguyên giá trị, là bài học vô cùng quý giá cho mỗi cán
bộ, đảng viên và nhân dân trong học tập, công tác và lao động sản xuất. Thực hiện
tốt lời dạy của Bác đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, đội
ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân cần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương của Bác về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả thời gian, sắp xếp thời gian
khoa học, hợp lý; tích cực thi đua lao động sản xuất, học tập, công tác, tranh
thủ tận dụng triệt để thời gian, thời cơ thuận lợi để xây dựng và phát triển đất
nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như Bác hằng mong muốn.
Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi
cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta đều có thể tiết kiệm thời gian của mình, đó
là phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được
giao và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đòi hỏi; phải phân bổ thời gian hợp lý,
khoa học để thực hiện chương trình, kế hoạch được giao; khi làm việc bất cứ một
việc gì phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, thực hiện giờ nào việc ấy để không bị
lãng phí thời gian một cách vô ích; phải chủ động chuẩn bị tốt nội dung trước
khi tiến hành tổ chức các hoạt động như sinh hoạt, hội họp, gặp mặt, hội thảo…
Một con người hiện đại chính là biết quý trọng thời gian và cũng là biện pháp để
chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa.
NMH-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét