Cần
khẳng định rằng, quyền tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm bằng Hiến pháp,
pháp luật và được thực thi trong thực tiễn. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để quyền tự do
báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến
pháp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng như Luật Báo chí,
Luật An ninh mạng; Luật Xuất bản… và Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển, quyền
tự do báo chí của công dân được bảo đảm.
Điều
13 Luật Báo chí hiện hành quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “1. Nhà nước tạo
Điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. 2. Báo chí, nhà
báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. 3. Báo chí
không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.”
Cùng
với tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình, Luật
Báo chí cũng quy định rõ trách nhiệm, chính sách của Nhà nước về phát triển báo
chí, trong đó khẳng định Nhà nước “có chiến lược quy hoạch phát triển và quản
lý hệ thống báo chí”, đồng thời “xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí”.
Điều
13 của Luật Báo chí quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, Điều 10 quy định
công dân có quyền: “1. Sáng tạo tác phẩm báo chí. 2. Cung cấp thông tin cho báo
chí. 3. Phản hồi thông tin trên báo chí. 4. Tiếp cận thông tin báo chí. 5. Liên
kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in.”
Điều
11 của Luật này cũng quy định công dân có quyền: “1. Phát biểu ý kiến về tình
hình đất nước và thế giới. 2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Góp ý kiến, phê
bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng,
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân
khác”. Cùng với tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí, cũng như mọi quốc gia
trên thế giới Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng quyền
tự do báo chí để vi phạm pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân.
Như
vậy, có thể khẳng định ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được
bảo đảm bằng hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng và công khai, minh bạch. Trên
thế giới không phải nước nào cũng làm được như Việt Nam. Trong mấy năm gần đây,
báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Theo Bộ Thông tin và
Truyền thông, hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, 72 đài phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử. Báo chí Việt Nam một mặt thông tin đầy đủ, chính xác
mọi mặt hoạt động của xã hội, một mặt báo chí là diễn đàn của đông đảo các tầng
lớp nhân dân. Báo chí Việt Nam là nơi để công dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế
bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Báo chí Việt Nam còn là kênh phản biện quan trọng về những
chủ trương chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất
nước. Thực tế, thời gian qua nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, qua sự phản
biện của báo chí đã giúp cho các cơ quan của Nhà nước thay đổi, điều chỉnh
chính sách, thận trọng trước khi đưa ra những chủ trương, giải pháp, quyết sách
lớn… Điểm qua vài nét như vậy đã đủ thấy bức tranh sinh động về tự do báo chí ở
Việt Nam.
Ấy
vậy mà mới đây Tổ chức phóng viên không biên giới công bố chỉ số “Tự do Báo chí
thế giới năm 2022”, trong đó xếp Việt Nam ở vị trí 175/180 quốc gia trên thế giới.
Kèm theo đó tổ chức này còn cho rằng, Việt Nam là “một trong 10 quốc gia có tự
do báo chí kém nhất thế giới”. Đây là một sự bóp méo, xuyên tạc, vu cáo trắng
trợn. Chúng ta chẳng lạ gì động cơ, mục đích của Tổ chức phóng viên không biên
giới. Chiêu trò của tổ chức này từ nhiều năm nay vẫn thế. Nhưng sự thật tự do
báo chí ở Việt Nam đã bác bỏ mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc, vu cáo của tổ chức
này. Họ cho rằng, Việt Nam là “một trong 10 quốc gia có tự do báo chí kém nhất
thế giới” nhưng có lẽ họ chưa hề đến Việt Nam và chưa hiểu những đóng góp to lớn
của báo chí Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; họ chưa biết
rằng, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực. Tất cả những thông
tin của họ chỉ là “vơ bèo vặt tép”, cóp nhặt vô căn cứ. Những thành tựu về nhân
quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận
và đáng giá cao. Chính những từ thành tựu ấy và những đóng góp vào thúc đẩy,
phát triển nhân quyền nói chung, tự do báo chí nói riêng mà Việt Nam đã được bầu
trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là minh
chứng rõ ràng bác bỏ mọi luận điệu bóp méo, xuyên tạc theo kiểu “nghe hơi nồi
chõ” của Tổ chức phóng viên không biên giới./.
HKT
–K6
0 nhận xét:
Đăng nhận xét