Về những luận điệu phản động này,
cần phải khẳng định với Lê Bá Vận rằng:
Một là, không thể phủ nhận tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trước những luận điệu man trá, bẻ
cong sự thật này, cần phải khẳng định với Lê Bá Vận rằng nguồn gốc hình thành,
sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh có khá đầy đủ trong các công trình nghiên cứu
ở cả trong và ngoài nước; được khẳng định trong Văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng
(dù trước Đại hội VII, Đảng chưa nói cụ thể đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, song những
nội dung trong đó thể hiện rõ nội hàm tư tưởng của Người và đến Đại hội IX của
Đảng thì tư tưởng Hồ Chí Minh có 9 nội dung cơ bản đã được khẳng định), chứ
không phải “HCM làm gì có tư tưởng! đó chỉ là một mớ nguyên tắc trị nước phổ
quát” như sự suy nghĩ thiển cận của Lê Bá Vận.
Về cơ bản, dù tiếp cận theo góc độ
nào thì các công trình nghiên cứ cũng chỉ ra rằng tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 4 yếu
tố cấu thành: 1- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam; 2- Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đông và phương Tây; 3-
Chủ nghĩa Mác – Lênin; 4- Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí
Minh. Theo đó, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cụ thể
là: 1- Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước (trước tháng 6/1911); 2- Thời kỳ
tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản
(1911-1920); 3- Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930);
4- Thời kỳ Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người
về cách mạng Việt Nam (1930-1941); 5- Thời kỳ Hồ Chí Minh về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
(1941-1969).
Sự thật vẫn luôn không thể bôi
đen, nên việc Lê Bá Vận mỉa mai rằng tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời “năm 1991 là một
kỳ tích lịch sử thành hình từ một người chết được ướp xác mấy chục năm trước”
và “Bác Hồ vẫn vắng mặt dài dài, ngỡ rằng người chết là hết chuyện thì tại Đh
VII năm 1991 Đảng nhận định cần sự cộng tác thây Bác để chiêu bài, trở giọng,
khẳng định” thật vô sỉ. Nhắc lại để Lê Bá Vận hiểu rằng, chủ nghĩa Mác – Lênin
là nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ tách mình ra khỏi C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin để đưa ra các quan điểm riêng, mà chính là Người đã vận dụng
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin một cách phù hợp, sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Việc Người kiên trì với chủ
nghĩa Mác – Lênin là tất yếu, nhưng là sự kiên trì với tâm thế mở để vận dụng
sáng tạo và bổ sung chủ nghĩa Mác – Lênin bằng thực tế cách mạng Việt Nam, nên
dù đã đi xa về cõi vĩnh hằng, song tư tưởng của Người sống mãi, vì “tư tưởng Hồ
Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa
thể kỷ qua. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh
mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã
hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”[1] như Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định.
Và cũng vì thế, luận điệu phản động
của Lê Bá Vận khi bôi nhọ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “CSVN kéo HCM từ
lăng mộ ra – người chết không thể cãi lại – nhét đầy vào miệng ông cái gọi là
những tư tưởng HCM để đắp vá các lỗ thủng chính nghĩa? bị sứt mẻ” thật đáng phỉ
nhổ!
Hai là, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng
Thực tế lịch sử thế giới đương đại
cho thấy chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn đồng hành cùng nhân loại trên hành trình đi
lên chủ nghĩa xã hội – giai đầu của chủ nghĩa cộng sản theo quy luật tất yếu
khách quan của các hình thái kinh tế xã hội chứ không phải “chủ nghĩa Mác-Lê bị
vứt sọt rác kịp thời vì được thẩm xét là một tà đạo cực kỳ độc hại làm con người
biến tính, như sống trong ảo ảnh quyền lực và tham vọng, mất lương tri, biến
thành ác thú ngạ quỷ” như Lê Bá Vận đã xuyên tạc.
Thực tiễn sự nghiệp cách mạng Việt
Nam đòi hỏi cùng với việc xác định rõ chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng
của Đảng, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ nhấn mạnh yêu cầu phải “nêu cao
tư tưởng Hồ Chí Minh”[2] mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và nhân
loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương lĩnh
chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”.
Đây mới là sự thật chứ không phải
như sự suy diễn một chiều, bám chấp vào câu nói về sự kiên trì chủ nghĩa Mác –
Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh để quy kết rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “trong
vòng 40 năm từ Đại hội (Đh) II, 1951 cho đến Đh VII năm 1991 (HCM qua đời năm
1969) đảng CSVN cũng chỉ nói đến kiên trì theo chủ thuyết Mác-Lê mà thôi”,
nhưng đến năm 1991 thì “Bác Hồ tuy vô tri song từ đấy tư tưởng Bác có mặt trong
Cương lĩnh Đảng lên chức ngang hàng với Mác-Lê và lớn dần ảnh hưởng”.
Thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đi xa, nhưng di sản quý báu Người để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
Việt Nam hiển hiện qua cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách chính
là nguồn sức mạnh nội lực, tinh thần to lớn; mãi mãi là tấm gương để các thế hệ
người Việt Nam noi theo. Vì thế, việc triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày
27/3/2003 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng
Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ
Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kết luận số
01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng và cả hệ thống
chính trị là rất quan trọng và cần thiết.
Giá trị và ý nghĩa của việc triển
khai nghiên cứu, quán triệt, học tập và thực hiện các Chỉ thị và Kết luận nêu
trên đã được lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại minh định, không thể cãi bàn.
Nên việc Lê Bá Vận xuyên tạc, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh “HCM được CSVN chính
thức thần thành hóa là từ đó, được tôn sùng, truy phong “cha già dân tộc kính
yêu’, nhà lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa kiệt xuất… Các hành vi, nhất cử nhất
động được đem ra tô lục chuốt hồng để làm gương mẫu lối sống, các ngôn từ được
lau chùi đánh bóng lại, rao giảng là lời hay ý đẹp, khuôn vàng thước ngọc để dẫn
chứng hành văn, biện luận, dạy đời” chỉ khiến người đọc hiểu rõ sự ngu muội và
hèn hạ của người viết. Kết luận là: Phía sau ánh thái dương luôn là bóng tối của
một tâm địa xấu xa. Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh và bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin, mục đích của Lê Bá Vận là muốn phủ nhận,
xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xóa bỏ nền tảng tư tưởng
của Đảng. Vì thế, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân không chỉ cần phải
nâng cao cảnh giác mà còn phải đấu tranh và bác bỏ những luận điệu phản cách mạng.
CĐT- H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét