CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

HỌC TẬP NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

 


Sinh thời, Chủ tich Hồ Chí Minh luôn coi tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt, là qui luật phát triển của Đảng, phải tiến hành thường xuyên như “soi gương, rửa mặt hàng ngày”. Nếu từ bỏ nguyên tắc này, Đảng sẽ mất đi sức chiến đấu.

- Vì sao phải tự phê bình và phê bình? theo Hồ Chí Minh, trong sinh hoạt cũng như­ trong hoạt động thực tiễn ai cũng có ­ưu điểm và khuyết điểm, chỉ khác nhau ở nặng nhẹ, ở trạng thái biểu hiện mà thôi, Ng­ười nói: “Người đời không phải thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm”. Để phát huy ­ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, Ng­ười chỉ rõ: “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình, tự phê bình”.

- Mục đích tự phê bình, phê bình: Cốt là để học hỏi ư­u điểm của nhau, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, sửa đổi cách làm việc cho đúng hơn, tốt hơn, để đoàn kết thống nhất nội bộ, giúp nhau cùng tiến bộ

 - Đối t­­ượng tự phê bình, phê bình là: phê bình việc chứ không phải là phê bình ng­­ười. Hồ Chí Minh nói: “Phê bình việc, chứ không phải phê bình ng­ười”. Tức là gột rửa cái bên ngoài con người, không cho nó ô nhiễm con ngư­ời, nh­ư là dùng khăn và xà phòng để rửa cái nhơ bẩn bám vào con ng­ười chứ không phải cắt bỏ một phần thân thể con người. Đây là quan điểm rất nhân đạo, tránh cho con ng­ười rơi vào cái tôi vị kỷ, trả đũa, tranh giành đ­ược thua, không đố kỵ, ghen ghét giữa con ng­ười với nhau.

- Thái độ tự phê bình và phê bình: Tự phê bình và phê bình phải đúng đắn, phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết và có văn hoá. Hồ Chí Minh căn dặn: “Phê bình mình cũng như­ phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ư­u điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc”.

Nếu là chủ thể phê bình phải có thái độ nghiên túc, trung thực, động cơ trong sáng vì sự tiến bộ của đồng chí chứ không phải trả thù.

Đối t­ượng bị phê bình, phải có thái độ thành khẩn, cầu tiến bộ, dám nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa, không đ­ược tỏ thái độ tiêu cực, bất mãn, thù oán, trù dập người phê bình.

Đối với những đồng chí khi được phê bình nhiều lần, giáo dục mấy cũng ì ra không có chuyển biến, khắc phục thì cần phải đưa ra khỏi đảng...

- Phương pháp tự phê bình và phê bình: Tự phê bình mình trước rồi mới phê bình người; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới; cán bộ, đảng viên phải làm gương cho quần chúng. Bởi nếu không như thế, bản thân mình chưa tốt, chưa hoàn thiện thì làm sao phê bình người khác được.

Tự phê bình và phê bình không những là vấn đề khoa học, cách mạng mà nó còn là nghệ thuật cách mạng.

- Nghệ thuật phê bình: Theo Hồ Chí Minh phê bình phải khéo léo, vừa được cho tổ chức vừa được cho đối tượng bị phê bình. Hồ Chí Minh lưu ý, cán bộ đảng viên và các cấp bộ Đảng từ trên xuống dưới không những phải “luôn luôn dùng” mà còn phải “khéo dùng cách phê bình”; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Người nói, “trước khi phê bình người ta thì phải nêu lên những ưu điểm trước, sau đó mới chỉ ra khuyết điểm”.

Mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân với đồng chí đồng đội, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

- Yêu cầu tự phê bình và phê bình: Hồ Chí Minh khẳng định TPB và PB phải tiến hành thường xuyên như “soi gương, rửa mặt hàng ngày”.

Hồ Chí Minh dùng từ ngữ rất thân thuộc, dễ hiểu, ai cũng có thể hình dung được, nhưng lại vô cùng sâu sắc. Con người ngày nào cũng cần rửa mặt, nếu không mặt sẽ bẩn, nhọ. TPB và PB cũng vậy, nếu không tiến hành thường xuyên thì cán bộ, đảng viên sẽ dẫn tới hủ hóa, vi phạm khuyết điểm.

Quán triệt tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta thực hiện nghiêm túc, đã trở thành nguyên tắc sinh hoạt, là qui luật phát triển của Đảng từ trước đến nay.

Hiện nay, thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình ở một số đơn vị còn có biểu hiện hình thức, qua loa chiếu lệ, một chiều; còn có những “vùng cấm”, “vùng tránh” trong đấu tranh phê bình hoặc lợi dụng đấu tranh phê bình để “hạ bệ” lẫn nhau gây chia rẽ bè phái, mất đoàn kết. Vì vậy, quán tiết tư tưởng tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy trong suốt quá trình đổi mới đất nước. Sau 35 năm đổi mới đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần phải vận dụng tư tưởng này của Bác một cách sáng tạo, triệt để trong lao động sản xuất và học tập, có như vậy, sản xuất mới phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, đời sống của cán bộ, công nhân được cải thiện, đất nước phát triển...

Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thấm nhuần tư tưởng tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn có sự trao đổi đóng góp cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, Quân đội ta đã không ngừng trưởng thành, đang từng bước đi lên xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

                                                                                           NXT – H1

 

0 nhận xét: