CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

“NHẬN DIỆN CÁC CÁO BUỘC CỦA TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI VỀ TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM ”

Trong thời gian vừa qua, Đài Châu á tự do (RFA), Trang chủ facebook Việt Tân có đăng các bài của Tổ chức phóng viên Không biên giới (RSF) đưa ra các báo cáo về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Ngày 20/4 tổ chức này công bố: Việt Nam xếp 175/180 nước trên thế giới về tự do báo chí trong báo cáo về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới. Nhân sự kiện này, Việt Tân rêu rao: “Chính phủ Việt Nam củng cố kiểm soát nội dung mạng xã hội trong khi tiến hành một làn sóng bắt bớ những nhà báo độc lập hàng đầu, trong số này có cô Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Tác động hội năm 2019”. Đồng thời lên án việc bắt giữ các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam.

ngaNgày 22/4 Tổ chức này tiếp tục lên tiếng kêu gọi trả tự do cho ba nhà báo bị bắt hôm 20/4 tự nhận thuộc nhóm Báo Sạch gồm: Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang. Với lời lẽ cho rằng: “chế độ Việt Nam hiện tại thay vì dẹp trừ tham nhũng trong đảng thì lại sử dụng bộ máy đàn áp để thường xuyên bách hại những phóng viên điều tra về tham nhũng”.

 

Vậy thực chất bài viết này như thế nào, mục đích ra sao?

Tổ chức phóng viên Không biên giới (RSF) là tổ  tổ chức phi chính phủ có văn phòng quốc tế tại Paris. Nhiều nhà phê bình cáo buộc tổ chức này đưa ra các đánh giá về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc từ trước. Sự chọn lọc đánh giá này có sự đứng sau của một số quốc gia, và bỏ qua việc đánh giá với các đồng minh với quốc gia đó. Thậm chí RFS bị cáo buộc vì đứng đằng sau những vụ việc phức tạp, gây rối và thậm chí bạo lực ở một số quốc gia như Cuba, Nam Tư, Venezuela ,.. Xếp hạng của RSF luôn dựa vào “danh sách đen” của các nước đứng đằng sau. Như vậy, tính minh bạch, pháp lý của các bản đánh giá về tự do cáo chí của RSF không đầy đủ, mặt khác tổ chức này chỉ là một tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống của Liên Hợp Quốc. Do vậy mọi thông tin không có giá trị, Việt Tân thông qua bản báo cáo của RSF nhằm mục đích xuyên tạc, chống phá tự do ngôn luận, tự do báo chí của nước ta.

Tự do ngôn luận và tự do báo chí ở nước ta đã được quy định rõ trong Hiến Pháp. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trên cơ sở quy định này, Luật Báo chí năm 2016 đã cụ thể hóa quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11; Luật Báo chí năm 2016. Điều 10 giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau: 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2. Cung cấp thông tin cho báo chí; 3. Phản hồi thông tin trên báo chí; 4. Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in. Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Theo đó, công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác. Như vậy Pháp luật Việt Nam đã quy định rõ ràng về tự do báo chí, tự do ngôn luận. Không thể vô lối quy chụp như báo cáo của RSF hay lời lẽ xuyên tạc trắng trợn của Việt Tân.

 Việc bắt giữ các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam đầu năm 2021, Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo, Đoàn Kiên Giang … không phải là việc làm hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những cá nhân và hội nhóm này đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt nam để tạo lập các hội nhóm không chính đáng. Đưa ra các bài viết nhằm xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách của Đảng, luật Pháp của nhà nước, định hướng dư luận xấu trong nhân dân. Chính điều này nhằm mục đích chống phá Đảng, nhà nước. Việc làm đó đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc, vi phạm pháp luật nhà nước, do đó việc bắt giữ là hoàn toàn đúng đắn.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được quy định rõ trong pháp luật của nước ta, đó là điều kiện để bảo đảm quyền con người. Việc thực hiện đúng hiến pháp và pháp luật nhà nước ta luôn được tôn trọng. Mọi luận điệu xuyên tạc quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của Việt Nam cần phải bị bác bỏ, lên án./.

VTT-TS 



0 nhận xét: