chongdienbienhoabinh - Điếu
Cày, vốn là thứ vật dụng thân thuộc của người dân Việt Nam, nhưng có một loại “Điếu
Cày” khác, loại điếu mà các ông chủ Tây phương và các thế lực thù địch luôn
tung hô, ra sức bảo vệ và đặc biệt thích “hút” có tên là Nguyễn Văn Hải thì lại
khác, loại điếu này lại bị người Việt coi như một thứ rác rưởi bởi loại “khói”
mà nó phả ra sặc mùi phản quốc!
Quàng khăn ba sọc lên cổ làm cho người ta liên tưởng tới một sự khống chế, cắt đường về của đối tượng! |
Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952, có bút hiệu trên blog là Điếu Cày, bị
bắt ngày 20/4/2008 tại TP Hồ Chí Minh. Ngày 10/9/2008, Nguyễn Văn Hải bị tòa án
tuyên phạt 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế. Tháng 4/2012, Nguyễn Văn Hải bị
tòa án xét xử thêm về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật
Hình sự và bị tuyên án 12 năm tù giam. Ngày 21/10/2014, Nguyễn Văn Hải được
tạm đình chỉ chấp hành án và được phép xuất cảnh sang Los Angeles, Mỹ. Hai đối
tượng khác là Tạ Phong Tần bị tuyên phạt 10 năm tù giam và Phan Thanh Hải
được Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù.
Năm 2001, Nguyễn Văn
Hải và một số người thành lập cái gọi là "Câu lạc bộ nhà báo tự do"
và tạo blog mang tên câu lạc bộ để các thành viên đăng bài viết của mình.
Blogger Điếu Cày bị cho là đã tự động thay mật khẩu của blog để quản lý, điều hành;
lôi kéo Tạ Phong Tần (44 tuổi) và Phan Thanh Hải (43 tuổi) tham gia. Để khuếch
trương, họ lập thêm các phụ trang blog.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, cơ quan chức năng xác định
Nguyễn Văn Hải và các cộng sự đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc, chống
phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đăng trên blog Điếu Cày do
mình quản lý. Các bài viết này cũng được đăng trên blog "Công lý và sự
thật" của bà Tạ Phong Tần và "Anhbasaigon" của Phan Thanh Hải. Ngoài
ra, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải đã tham gia khóa huấn luyện của một tổ
chức chống phá nhà nước có tên là Việt Tân mở tại Thái Lan hồi tháng 3/2008.
Những việc làm của Điếu cày Nguyễn Văn Hải
khỏi nói cũng biết, được bọn phản động hải ngoại và các phẩn tử bất mãn trong
nước chuyên “theo đóm ăn tàn” hùa theo, tung hô, coi Điếu Cày là người hùng của
họ, một “chiến sĩ dân chủ” dũng cảm vì “tự do”, vì “công lý”. Bản thân Điếu Cày
cũng thấy vậy, hả hê và sung sướng lắm, bỗng dưng mình trở thành “người lổi
tiếng”, đình đám và được săn tìm hơn cả các siêu mẫu ngực trần trên google.
Và khi sang tới Mỹ quốc, Điếu Cày nhà ta hả
hê tuyên bố ngay sau khi bước chân xuống phi trường Los Angeles: "Tôi xin trả lời với tất cả quý vị
ở đây. Đây là thắng lợi của những giá trị Dân Chủ. Đây quả thật là những giá
trị của giá trị Dân Chủ.”
Thế
nhưng, niềm vui chưa tày gang, ngay tại phi trường LA, Điếu Cày đã ngay lập tức
được “tiếp đón” bằng một phép thử (phép thử mà hễ bất cứ ai tương tự như Điếu
Cày gia nhập “thế giới tự do” ấy đều phải trải qua), đó là buộc phải lựa chọn
cờ đỏ hay cờ ba que của chế độ VNCH trong dĩ vãng để minh định con đường của
mình.
Thật oái oăm! Thật khó xử cho Điếu Cày nhà ta quá! Hắn nghĩ thầm
trong bụng: “Chiến hữu muốn cắt đường về
đất mẹ của mình đây mà,làm sao đây, lỡ mình bị bỏ rơi ở đây thì sao? Thôi, tốt
nhất im lặng, không chọn cái nào cả cho chắc ăn…”. Hắn cũng khôn đấy, chơi
trò bắt cá hai tay chắc cũng quen rồi. Nhưng không may cho hắn, các “chiến hữu”
và ông chủ Tây phương cũng đâu có đần. Họ dằn mặt Điếu Cày đáng thương nhà ta
ngay lập tức: Điếu Cày trở thành tâm điểm của những những lời miệt thị, nghi kỵ
về quan điểm chính trị của cộng đồng. Đặc biệt là những lời chỉ trích, phỉ báng
từ những người có tư tưởng chống cộng cực đoan.
Thật lạ
là, sự phỉ báng Điếu Cày không đến từ những người Việt trong nước, mà lại đến
từ xứ sở mà trước đó, anh ta tôn thờ. Hành động của họ, quyết liệt tới mức,
Điếu Cày không thể được yên, và buộc phải có buổi “điều trần” để giải thích cho
hành động của mình. Hơn ai hết, Điếu Cày hiểu rõ, mạng sống, sự sinh tồn của
mình đang bị đe dọa, và rằng không như anh ta nghĩ, khác với buổi ban đầu đến
Mỹ, anh ta sẽ không thể có chỗ đứng trong cộng đồng và trở nên cô độc, lạc
lõng. Chính vì điều này, chúng ta không hề ngạc nhiên khi thấy Điếu Cày buộc
phải tham dự cái gọi là “lễ chào cờ VNCH” tại Washington DC - một nghi lễ được
sắp đặt có chủ ý để biến Điếu Cày - “chiến sĩ dân chủ vĩ đại” thành một bề tôi
cung cúc nghe lời - với một chiếc khăn làm biểu tượng cho cờ ba que quàng trên
cổ!
Ai cũng
biết, hình ảnh người phụ nữ già có tên Kim Oanh trực tiếp quàng khăn lên cổ
Điếu Cày một cách ân cần làm cho người ta liên tưởng tới một sự khống chế, cắt
đường về của đối tượng! Lúc đó, bầu trời bỗng sụp đổ trong Điếu Cày.
Tác giả
Trần Nhật Phong, một nhà báo tự do từ Quận Cam, California, Hoa Kỳ, trong một
bài viết có tựa “Điếu Cày và phép thử cờ vàng” đăng trên BBC đã phân tích rằng,
Điếu Cày đã buộc phải lựa chọn cờ ba que, vì lá cờ này chính là phép thử quan
điểm chính trị, và lựa chọn lá cờ nào sẽ quyết định đến khả năng tồn tại của
anh ta trên đất Mỹ.
Giải thích cho hành động khống
chế Điếu Cày, ông Phong cho rằng, “do các yếu tố từ quá khứ chiến tranh, từ
những trò “chống cộng” giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc, cho đến những bất đồng quan
điểm giữa các thành phần trong cộng đồng”, và “sự cực đoan của một số người, luôn
nhân danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay nhân danh VNCH, nhân danh “đấu tranh cho
dân chủ, nhân quyền” để áp đặt những quan điểm của họ lên người khác, và nếu ai
đó có ý kiến khác biệt sẽ bị qui chụp “Việt gian”, “tay sai Việt cộng” hay “làm
lợi cho Cộng sản. Và kết quả sẽ là những cuộc biểu tình mang tính “áp đảo”, tẩy
chay, đôi khi còn tệ hại hơn như các trường hợp đã bị sát hại ở thập niên 80 và
đầu thập niên 90.
Thực tế
thì Điếu Cày đã thực sự thất bại, thậm chí thất bại ngay cả với ý đồ “chống
cộng” giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc để sinh tồn. Nên khi anh ta phát biểu
tại Washington DC, rằng “nhập gia tùy tục”, và chấp nhận quàng lên cổ một chiếc
khăn biểu tượng cho cờ ba que thì cũng là điều dễ hiểu.
TH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét