Đất
nước đang tiến hành công cuộc đổi mới trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, nhiều diễn biến phức tạp và đa dạng, thời cơ và thách thức đan xen
nhau. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải
được đổi mới toàn diện. Cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các
cấp, các ngành trong khi tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tiễn, trong
thực thi nhiệm vụ phải nhạy bén, năng động và đặc biệt phải có tầm nhìn chiến
lược để dự báo được các tình huống có thể xảy ra. Từ đó có cơ sở để xử lý các
tình huống đột xuất góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đi lên.
Vì
vậy, trong giai đoạn hiện nay, cần phải được trang bị “tư duy chiến lược” nhằm
phục vụ hiệu quả các công việc được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của cơ quan, đơn vị khi quay trở lại công tác.
Vậy
tư duy chiến lược là gì? Tư duy chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về
toàn cục của đối tượng tác động, đi sâu vào bản chất, tìm ra quy luật vận động
của nó để có sự tác động đạt kết quả tốt nhất. Tư duy chiến lược là một sức
nhìn, tầm nhìn, nhưng không phải là cái nhìn của mắt, mà là cái “nhìn” của tư
duy, trí tuệ. Có được tư duy chiến lược tức là hiểu sát tình hình, xác định
đúng mục đích và hiệu quả mong muốn, có tính sáng tạo cao, phát hiện sớm những
tín hiệu báo trước sự thay đổi hay những mầm mống của cái mới, đạt đến mục tiêu
với hiệu quả cao.
Tư
duy chiến lược được thể hiện ở tầm nhìn sâu về lịch sử, nhìn đúng về hiện tại, thấy
rõ về tương lai chiều hướng phát triển; đồng thời tư duy chiến lược mang tính
bao quát về từng mặt, từng ngành…mà có cái nhìn hệ thống, tổng thể. Từ đó lựa
chọn chính xác điểm mấu chốt, cơ bản, đề ra được các biện pháp thực hiện mục
đích một cách tối ưu.
Tư
duy chiến lược là tư duy mang tính sáng tạo, sớm phát hiện được các tín hiệu của
sự thay đổi, của cái mới, của bước ngoặt. Kịp thời phát hiện cái mới đúng đắn,
chống giáo điều. Tư duy chiến lược định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người, giúp con người có tầm nhìn xa, trông rộng trong hoạt động
của mình; dự báo được các tình huống có thể xảy ra; trên cơ sở đó chủ động đề
ra các phương án dự phòng. Do vậy, tư duy chiến lược giúp con người chủ động, tự
giác trong hoạt động. Đặc trưng quan trọng của tư duy chiến lược là xác định được
xu thế vận động của thực tiễn, của đối tượng mà nó phản ánh.
Do
đó, để có tư duy chiến lược những cán bộ chính quyền, đảng, đoàn thể các cấp cần
phải được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện. Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi
dưỡng tư duy chiến lược cho đội ngũ cán bộ này cần phải tập trung vào một số biện
pháp cơ bản sau:
Thứ
nhất, cần phải tăng cường bồi dưỡng phương pháp biện chứng duy vật, các phương
pháp nhận thức khoa học và phong cách tư duy độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để
có được tư duy chiến lược các cán bộ này, trước hết cần được bồi dưỡng, trau dồi
phương pháp biện chứng duy vật. Phương pháp biện chứng duy vật giúp chủ thể đi
sâu nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng, gạt bỏ cái bề ngoài, ngẫu nhiên,
hạn chế các phương pháp siêu hình, kinh nghiệm, giáo điều.
Phương
pháp biện chứng duy vật là phương pháp đỉnh cao của phương pháp tư duy khoa học,
giá trị của nó được thể hiện ở chỗ nó là giải pháp cho những vấn đề mà tư tưởng
tiến tới của loài người đặt ra, soi sáng các nhiệm vụ lịch sử. Chỉ có phương
pháp biện chứng duy vật mới có sự giải thích khoa học về những quá trình vận động,
phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, nắm được quy luật vận động của lịch
sử, đem lại những giải pháp khoa học cho những vấn đề do cuộc sống đặt ra và vạch
ra phương hướng giải quyết những vấn đề đó một cách khoa học.
Chỉ
theo quan điểm của phép biện chứng duy vật mới có thể hiểu được con đường hình
thành phức tạp, đầy mâu thuẫn của chân lý khách quan, mối quan hệ của những yếu
tố tuyệt đối và tương đối, ổn định và biến đổi, những sự chuyển hóa từ những
hình thức khái quát này sang hình thức khái quát khác sâu sắc hơn, trên mỗi
giai đoạn phát triển của khoa học.
Như
vậy, phương pháp biện chứng duy vật giúp cán bộ xem xét sự vật, hiện tượng cùng
những phản ánh của chúng trong mối liên hệ, ràng buộc, chuyển hóa lẫn nhau,
trong sự vận động, biến đổi không ngừng của chúng theo khuynh hướng chung là
phát triển với việc không ngừng giải quyết những mâu thuẫn để định hướng cho hoạt
động nhận thức và thực tiễn của chủ thể nhằm đạt được mục đích đã xác định.
Trên cơ sở đó khắc phục được những căn bệnh mà nhiều cán bộ mắc phải như: bệnh
chủ quan duy ý chí, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, bệnh giáo điều.
Bên
cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay cần phải bồi dưỡng phong cách tư duy Hồ Chí
Minh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp huyện. Với các phẩm chất tư duy độc lập,
sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén với cái mới, uyên bác cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, nhuần nhuyễn giữa tính cách mạng và khoa học, thống nhất giữa suy
nghĩ và hành động được thể hiện ở sự thuần thục trong việc sử dụng ngôn ngữ vừa
uyên bác, tinh túy, vừa trong sáng, giản dị, phổ thông làm cho tư tưởng của Người
trở nên dễ hiểu, dễ xâm nhập vào quần chúng.
Đồng
thời, đội ngũ cán bộ này cũng cần trau dồi thêm kiến thức về logic học. Tư duy
logic giúp cho chủ thể biết xử lý thông tin, vận dụng các thao tác của hoạt động
trí tuệ qua đó có cơ hội bồi dưỡng, rèn luyện tư duy chiến lược của mình. Để
nâng cao năng lực tư duy chiến lược thì việc nâng cao năng lực tư duy lôgíc có
vai trò hết sức quan trọng. Chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, mục đích của
nhận thức khoa học là có được sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn
và đầy đủ hơn về hiện thực khách quan; đồng thời, là sự vận dụng các tri thức
khoa học đã có ngày càng hiệu quả hơn vào thực tiễn. Việc học tập lôgíc học có
tác động to lớn đến sự hiểu biết (nắm vững) và vận dụng các thao tác của tư duy
trong hoạt động nhận thức.
Thứ
hai, cần phải bồi dưỡng tầm nhìn chiến lược trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội ở cơ sở các cấp.
Con
người hiện nay, đặc biệt là những người cán bộ lãnh đạo cần phải có được tầm
nhìn chiến lược. Có tầm nhìn tức là xây dựng được hình ảnh, tiêu chuẩn, lý tưởng
trong tương lai và phương pháp đạt được những điều đó. Tầm nhìn chiến lược cần
thiết cho việc dự báo xu hướng, tốc độ phát. Người cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn
chiến lược phải đặt ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10
năm, 20 năm… và hơn thế phải định hướng, dẫn dắt được quần chúng đạt được những
mục tiêu đặt ra.
Thứ
ba, cần phải bồi dưỡng năng lực dự báo, định hướng trong hoạt động lãnh đạo, quản
lý chỉ huy.
Người
cán bộ có vai trò quan trọng đối với sự thành công của các mục tiêu, các kế hoạch.
Người cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo cần phải có tầm nhìn về xu hướng phát triển
kinh tế, dự đoán các thay đổi về các vấn đề trong tương lai để từ đó thiết lập
một chiến lược phù hợp, có khả năng đón đầu các cơ hội và thách thức ở phía trước.
Tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, tính tiên phong và đóng vai trò là
kim chỉ nam cho việc xây dựng các kế hoạch đem tới sự thắng lợi.
Trước
những yêu cầu của thực tiễn, năng lực dự báo, định hướng ngày càng đóng vai trò
quan trọng, trước hết là đối với những người cán bộ lãnh đạo. Có thể dễ dàng nhận
thấy trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các địa phương hiện nay đều có cho
mình chiến lược phát triển, định hướng phát triển, dự báo xu hướng phát triển,
v.v... được thể hiện là những kế hoạch, những báo cáo, là những hành động thực
tiễn tập trung ở những người, những đơn vị nắm vai trò lãnh đạo, quản lý.
Tóm
lại, tư duy chiến lược, các loại chiến lược, các loại tư duy chiến lược, rèn
luyện tư duy chiến lược là những chuyện vừa mới mẻ, vừa quen thuộc với chúng ta
từ lâu, tuy có thể trước đây chúng ta sống, chúng ta làm mà chưa nhận thức rõ
ràng, sâu sắc về điều mình sống, mình làm. Tư duy chiến lược và rèn luyện tư
duy chiến lược là khó nhưng lại không khó, là dễ nhưng không dễ. Nó không ở
ngay trong tầm tay thì ít nhất cũng ở trong tầm với của chúng ta. Chỉ cần có sự
chủ động đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ đạt được. Tư duy chiến lược có vai trò hết sức
quan trọng đối với đội ngũ những người cán bộ lãnh đạo. Bồi dưỡng tư duy chiến
lược là yêu cầu cần thiết và cấp thiết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Nó sẽ
góp phần hình thành đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh, có phương phương tư duy
và lãnh đạo khoa học./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét