Cơ sở khoa học trực tiếp của nội
dung mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIII
là từ nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay. Cương lĩnh năm 1991 đã khái quát 6 nội dung, 7
phương hướng về mô hình xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là
rất điển hình, cụ thể. Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 thì: Cương lĩnh
năm 2011 giữ lại những giá trị của Cương lĩnh năm 1991, đồng thời bổ sung, phát
triển những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta”. Trong đó có 2 nội dung được bổ sung, phát triển: “… một đặc
trưng phản ánh mục tiêu tổng quát…“là một xã hội: Dâu giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”; và một đặc trưng về chính trị - “có Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo”1.
Những nội dung về mô hình và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh biểu hiện tập trung nhất ở 8
phương diện. Một là, kết hợp chặt chẽ giữa độc lập dân tộc là phù hợp với quy
luật của lịch sử dân tộc, mà Đảng, Hồ Chí Minh và nhân dân ta lựa chọn. Hai là,
xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một hình mẫu xã hội ưu
việt, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất, phản ánh khát vọng của nhân dân Việt
Nam, phù hợp với các giá trị phổ quát của nhân loại: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Ba là, tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua hàng chục năm chiến tranh ác
liệt… Bốn là, con đường phát triển quá độ bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa. Năm là, một quá
trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Sáu là, con đường nhanh hay chậm, thành công đến đâu tùy thuộc vào
huy động, sử dụng có hiệu quả các nguộc lực và tạo động lực phát triển. Bảy là,
luôn xuất hiện và giải quyết các mối quan hệ lớn, phản ánh tính quy luật của
đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Tám là, Đảng có sứ mệnh lãnh đạo, quyết định
nhất đến thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những nội dung trên là
điểm xuất phát, là nội dung, định hướng, tiêu chí đánh giá nghiên cứu mô hình
xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
chỉ rõ: “Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về
đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nưốc đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện
so với những năm trước đổi mới”1.
Mô hình xã hội chủ nghĩa và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là những khái quát có tính bao quát
xuyên suốt lịch sử, hợp lôgíc quá trình phát triển xã hội từ khi thành lập Đảng
đến nay và đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thống nhất
giữa mục tiêu xã hội chủ nghĩa được kiên định giữ vững với những bước, các nội
dung cụ thể ở từng giai đoạn của cách mạng. Đặc biệt từ khi Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam năm 1991 đến nay
thì mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không ngừng được khái quát rõ
ràng, ngắn gọn, tường minh. Mô hình xã
hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng không tách rời, biệt lập với lịch sử - lôgíc của sự
nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt từ khi thực hiện đường lối
đổi mới đến nay. Mô hình và con đường ấy hiện nay là một trình độ, một nấc
thang cụ thể, có tính đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.
Mô hình tăng trưởng gắn với sức
mạnh nội lực; tăng năng suất trên cơ sở tiến bộ khoa học và công nghệ; sự cạnh
tranh ở phạm vi toàn cầu; quy luật thị trường mang tính phổ biến tất cả các mặt
của nền kinh tế... Lần đầu tiên trong Nghị quyết của Đảng khái quát tầm cao: Kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước
ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nghiên cứu tổng thể các mối quan hệ
lớn cho thấy nội dung khá toàn diện ở các phương diện của một mô hình xã hội
chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Nó bao hàm
đầy đủ các yếu tố của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tính đặc thù từ lực lượng sản xuất, cơ
sở hạ tầng, các nội dung của kiến trúc thượng tầng… trong tính chỉnh thể, thống
nhất biện chứng với nhau. Nó là hệ thống các mâu thuẫn, thể hiện cách nhìn xã
hội đúng nghĩa với một thực thể đang vận động, phát triển theo quy luật nội
tại. Đánh giá về các mối quan hệ lớn: “Ở thời điểm kết thúc thập kỷ thứ hai
chuẩn bị bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ XXI, lý luận đổi mới về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành với một hệ
thống những luận điểm cơ bản”1.
Có thể thấy những nội dung trên có
ý nghĩa như một khung, sườn của một mô hình xã hội chủ nghĩa có tính đặc thù ở
nước ta trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. Cùng với khung sườn ấy là những nội dung
khác ở lĩnh vực văn hóa, đạo đức, giáo dục và đào tạo, quốc phòng - an ninh...
làm cho mô hình xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ đặc trưng, trình độ và xu hướng
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Những vấn đề trên phản ánh, bao
quát 8 nội dung điển hình về mô hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mặc dù hướng tập
trung vào một số lĩnh vực cơ bản, nhưng có tính tổng hợp, đồng thời liên quan
đến tất cả các nội dung khác của Nghị quyết. Nghiên cứu, quán triệt, vận dụng
phải có phương pháp khoa học, vừa bảo đảm những nguyên tắc cơ bản, vừa có tính
linh hoạt, sáng tạo để khai thác, đánh giá giá trị và đưa Nghị quyết vào thực
tiễn xã hội. Những nội dung trên cũng chỉ là những định hướng cơ bản. Đòi hỏi
mỗi chủ thể nghiên cứu cần phát huy tính tích cực, sự sáng tạo trong tư duy để
khai thác, khái quát, xác định nội dung cụ thể vào cương vị, chức trách của
mình. Qua đó mới có thể quán triệt, vận dụng một cách sát hợp, đưa đặc trưng mô
hình xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thấm sâu vào nhận
thức nhận thức, tư duy và chuyển hóa thành tình cảm, niềm tin, thái độ, ý chí,
đồng thời hiện thực hóa trên thực tiễn, hoàn thành tốt mục tiêu mà Nghị quyết
Đại hội XIII của Đảng đề ra.
N.T.L - H2
1 Hội đồng Lý luận Trung ương, 30
năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, H. 2020, tr. 44 - 45.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Tập I, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 25.
1 Hội đồng Lý luận Trung ương, 30
năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia Sự thật, H. 2020, tr. 78.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét