Trong ít ngày
qua, có nhiều người hay dùng những bức ảnh phái đoàn Ukraine tham gia các cuộc
đàm phán với phái đoàn Nga, rồi nhìn cách ăn mặc của họ rồi cho rằng đó là “giản
dị”, “trẻ trung thoải mái”, “gần gũi”, “đúng trong tình trạng đất nước khó khăn
vì chiến tranh”. Sau đó châm chọc, hạ thấp những gì mà Việt Nam đã làm được
trong quá khứ. Nào là nước nghèo mà ăn mặc sang chảnh, đàm phán mặc đồ Tây...
Nhưng ngoại giao đâu phải đơn giản và hời hợt? Họ đâu biết rằng, mỗi đoàn đàm
phán chính là đại diện của mỗi quốc gia, là tiếng nói của người dân quốc gia ấy.
Khi tham gia đàm phán ngoại giao giữa các bên, các đoàn phải được bình đẳng, độc
lập, sòng phẳng, tôn trọng lẫn nhau. Những người so sánh giữa Việt Nam và
Ukraine quả thực rất khập khiễng và chẳng hiểu biết gì.
Hình ảnh của
mỗi đoàn ngoại giao đều phải được chăm chút cực kỳ cẩn trọng. Vì thông qua hình
ảnh bên ngoài, mỗi phái đoàn, mỗi cán bộ ngoại giao có thể phản ánh các nội
dung, mục tiêu, tầm nhìn, tư tưởng...
Hình ảnh bên ngoài có thể được biểu thị qua trang phục, phụ kiện… Như
nhà ngoại giao Lê Đức Thọ chính là chiếc nhẫn làm từ vỏ của máy bay Mỹ bị bắn
rơi tại Việt Nam.
Chắc ít người biết, nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình từng rất được cánh báo chí phương tây chú ý về “thời trang ngoại giao”. Ví dụ như có hôm bà mặc áo dài màu xanh da trời, màu xanh da trời đó là một màu trong lá cờ của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mà bà đại diện. Có thời điểm, phụ nữ phương Tây chuộng những khăn quàng cổ, bà và phụ tá cũng diện theo mốt đó. Những chi tiết nhỏ bé vậy thôi nhưng đã khiến cho bà thu hút rất nhiều sự chú ý, ủng hộ từ phụ nữ phương Tây và các phong trào nữ quyền ở châu Âu bấy giờ.
Bức ảnh số 1 là phái đoàn ngoại của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Còn bức ảnh số 2 là phái đoàn ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hai phái đoàn đang tham gia đàm phán bốn bên tại Trại Davis, một trại quân sự lớn nắm ở rìa sân bay Tân Sơn Nhất. Cuộc đàm phán bốn bên diễn ra nhằm thúc đẩy việc thi hành hiệp định Paris, trao trả tù binh và thiết lập một số quy tắc nhân đạo. Mặc dù là cuộc đàm phán hậu hiệp định Paris, nhưng chiến sự vẫn diễn ra rất ác liệt.
Xuất phát là
những người lính, ngoài đàm phán vẫn phải cầm súng chiến đấu, nhưng hai phái
đoàn của phía ta ăn mặc rất lịch sự, chính chu và đồng nhất. Nói với ngôn ngữ
thời này là tóc vuốt vuốt các thứ, cắt rất gọn gàng. Cuộc chiến ở Việt Nam là
tâm điểm thế giới khi ấy, mỗi cuộc đàm phán đều sẽ được truyền tải ra khắp thế
giới, việc giữ gìn hình ảnh là tối quan trọng, vì hình ảnh của họ cũng chính là
hình ảnh của đất nước, của người dân mà họ đại diện.
Giữ gìn hình ảnh,
ăn mặc lịch sự cũng chính là tôn trọng bàn đàm phán quốc tế, tôn trọng quốc gia
đối diện. Ngoại giao cũng là có qua có lại, những người đàm phán ở bên kia
(phía Mỹ, VNCH) cũng là những người lính và họ cũng ăn mặc, hành động lịch sự
thì ta phải thể hiện vị thế tương đương, vừa tôn trọng họ cũng không tự hạ thấp
chính bản thân mình.
Thẳng thắn rằng,
người nước ngoài từng nghĩ rằng chúng ta là một “đội quân ô hợp” và thiếu tổ chức,
nhưng thật may là cha ông ta đã chứng minh cho họ thấy rằng suy nghĩ đó đã sai.
Và đến bây giờ,
khi nhìn lại “thời trang ngoại giao” của cha ông ta ngày trước, hẳn chúng ta sẽ
luôn thấy một sự chuẩn bị kỹ càng, chăm chút, điều đó biểu thị vị thế quốc gia
trên bàn đàm phán./.
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét