CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

GÓP PHẦN NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


Cao Xuân Nguyên - H2

Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực “đặc biệt”, “tinh tế của văn hóa” là một động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”. Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội, đề cao tự do ngôn luận, khuyến khích tự do sáng tạo thì văn học, nghệ thuật cũng là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch nhòm ngó, lợi dụng, khai thác để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng. Vì vậy, việc nhận diện đúng đắn và phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” (DBHB) chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, chiến lược này đang được thực hiện ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều thủ đoạn thâm độc thông qua “DBHB” để thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, như Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở ta phải cảnh giác đó là “chủ nghĩa cá nhân”. Mà trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật là lĩnh vực của cái tôi, của cá tính nên chủ nghĩa cá nhân càng có điều kiện nảy nở nhất. Và có khi chủ nghĩa cá nhân được ngụy trang tinh vi dưới cái vỏ “cá tính sáng tạo”, “tự do ngôn luận” “tự do dân chủ” nên rất khó phát hiện. Điều đó khiến cho văn học, nghệ thuật không phát huy được vai trò “là một động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam”.

          Không những vậy, trong thời đại bùng nổ thông tin, ai cũng có thể phát ngôn, cũng có quyền bày tỏ chính kiến qua các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội; ai cũng có thể nghe, đọc, có thể tìm hiểu, có thể phát ngôn bất kì một quan điểm nào đó dù có thể ấy quan điểm là cực đoan, sai trái. Đây là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng tiến hành mưu đồ “DBHB” đặc biệt trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Các thế lực thù địch chống phá ta quyết liệt trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật để tạo ra một thế hệ người dân Việt Nam lạc lối, nhằm phục vụ mục đích đen tối của chúng là nô dịch nước ta một lần nữa. “Mất văn hóa là mất tất cả”(Phạm Văn Đồng). Một người thầy thuốc mà sai lầm thì có thể giết chết một bệnh nhân, một nhà làm văn hóa tư tưởng mà sai lầm thì có thể giết hại cả một thế hệ. Vì thế, khi nói tới vai trò của văn học, nghệ thuật trong đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cũng là nhấn mạnh tới sứ mạng của văn học, nghệ thuật đối với việc xây dựng nền văn hóa, nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.

          Ngày nay, một sự thật không thể lẩn tránh là nhiều tác phẩm không phản ánh trung thực, khách quan hiện thực đời sống mà chỉ chú ý hoặc thổi phồng, hoặc bôi đen, hoặc bóp méo, xuyên tạc thông qua những nhân vật, những sự kiện, những tình huống được nhào nặn, hư cấu một cách tinh vi trong sáng tác. . Đó là tình trạng chạy theo hoặc thích thú với thị hiếu tầm thường của số ít cá nhân nghệ sĩ và một bộ phận công chúng nên có những nghệ sĩ bỏ qua đặc trưng của văn học, nghệ thuật là cái đẹp mà đi vào mô tả những cái gần với bản năng. Đó là sáng tác kiểu ăn xổi chạt theo số lượng, chạy theo tâm lí xã hội nhất thời, viết để bán sách, viết để có tên tuổi… Đó là sự a dua, nói theo những ý kiến trái chiều, nói ngược với những quan điểm chính thống để được chú ý… Các thế lực thù địch đã sử dụng một số sáng tác văn học xấu để tuyên truyền, thổi phồng những sai lầm của Đảng, Nhà nước, truyền bá những quan điểm, lối sống không lành mạnh. Chúng hình thành hoặc cho người của mình len lỏi vào những hội đoàn, câu lạc bộ hoạt động trái phép, tập trung tuyên truyền xuyên tạc, đưa các quan điểm, tư tưởng sai trái xâm nhập, tác động, xâm hại trực tiếp đến tư tưởng cán bộ, đảng viên. Chúng phủ nhận thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta, muốn dùng văn hóa để thực hiện ý đồ chính trị. Một mặt chúng khoét sâu ảnh hưởng của các mặt tiêu cực, lệch lạc trong hoạt động văn học,  nghệ thuật cũng như trong thị hiếu của một bộ phận công chúng. Mặt khác, chúng tìm cách thực hiện và quảng bá những tác phẩm văn học, những chương trình ca nhạc, phim ảnh chứa đựng cả nội dung lẫn hình thức chống chế độ ta, xuyên tạc nhằm hạ uy tín lãnh tụ cách mạng, tôn vinh những kẻ quay lưng chống lại công cuộc xây dựng hòa bình của dân tộc ta dưới chiêu bài đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”… Đáng ngại nhất trong khuynh hướng này là tác phẩm văn học, nghệ thuật nhấn mạnh một chiều cái xấu, cái ác, phủ một màu đen lên hiện thực muôn màu của đời sống, dẫn đến tâm lý hoài nghi, bi quan, mất niềm tin vào tương lai của dân tộc. Điều này có thể thấy ở rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật nhất là ở những tác phẩm ngôn tình đầy bi lụy hoặc gần đây nhất (tháng 4/ 2022) là trường hợp MV “There's No One At All” của Sơn Tùng M-TP gây tranh cãi vì có cảnh tự sát. Đó là biểu hiện của tâm lý phủ nhận thực tại, miêu tả, phản ánh méo mó, phiến diện cuộc sống. Thậm chí, có tác phẩm còn cố tình xuyên tạc, bóp méo lịch sử, hạ bệ thần tượng, giải thiêng lịch sử, giải thiêng các giá trị của dân tộc, phủ nhận quá khứ, hư vô chủ nghĩa, đánh tráo phải - trái, tốt - xấu, công - tội. Nhầm lẫn giữa chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa, chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược. Miêu tả cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc như một cuộc nội chiến… Trong đời sống văn học, nghệ thuật cũng đang có những lệch lạc cần phát hiện, uốn nắn kịp thời. Đối với nhạc trẻ, nhạc thương mại hiện nay đang có xu hướng tuyệt đối hóa tình yêu, trong tình yêu nhấn mạnh sự ích kỷ, hưởng thụ, xác thịt, đánh mất sự cao quý, thánh thiện. Trong hội họa, có khuynh hướng nhấn mạnh tranh trừu tượng, nghệ thuật trình diễn, xếp đặt, mờ nhạt với các vấn đề nóng bỏng của đời sống. Còn trong điện ảnh, có những yếu tố nước ngoài du nhập sống sượng, thiếu chọn lọc. Lại có những phim đồng tính, dựa theo những cốt truyện của nước ngoài rồi pha chế. Nhiều nội dung phim là những câu chuyện luẩn quẩn, vụn vặt, cãi cọ trong văn phòng hoặc pha những cảnh sex, đâm chém, săn đuổi để câu khách. Lại có những tác giả coi văn học chỉ là những “trò chơi” du hý, trò chơi ngôn ngữ của những cá nhân “tài năng”. Có lẽ, đại đa số công chúng sẽ thật khó tìm ra được “cái hay” “cái đẹp” trong giá trị tư tưởng - nghệ thuật khi đọc những vần được viết theo kiểu sắp đặt sau đây, mặc dù đúng là nó rất” lạ”, rất “độc”:

Sự thực, những kiểu nhân vật, những kiểu sáng tác nói ở trên không thể là những mẫu người sống để cho một nước Việt Nam phát triển, đi lên bền vững trong hiện tại và tương lai, đúng như Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ: Hiện nay còn “Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật lớn phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng tích cực đối với con người”.


0 nhận xét: