Trong việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
15/5/2016 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87-CT/QUTW ngày 8-7-2016 về “đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thì đội ngũ giảng
viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng. Đây là
người trực tiếp và chủ yếu giảng dạy, tuyên truyền những nội dung cơ bản của tư
tưởng, đạo đức, phong các Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo của Đảng đến với
người học, nhằm góp phần xây dựng phẩm chất chính trị cho người học, giúp cho
người học hình thành sự tôn kính với chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó học tập, rèn
luyện, củng cố phẩm chất và năng lực chính trị của bản thân. Quá trình giảng dạy
đồng thời là quá trình phân tích, đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch
có liên quan ở từng bài học, qua đó, người học có đủ sức đề kháng với sự xâm nhập
của các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ sự trong sáng của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Giảng viên không chỉ là chủ thể truyền giảng kiến thức, kỹ năng, thái độ,
trách nhiệm nghề nghiệp mà còn là chủ thể định hướng về nhận thức, giúp học
viên nhận thức đúng về đường lối, quan điểm của Đảng trong suốt tiến trình cách
mạng Việt Nam. Vì vậy, vai trò giảng viên được thể hiện trên các phương diện về
vai trò của người thầy, người tư vấn, người định hướng tư tưởng cho người học. Bên
cạnh đó, giảng viên giảng dạy các môn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một trong những
lực lượng trực tiếp tham gia nghiên cứu bổ sung và phát triển lý luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng làm
sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trên con đường xây dựng xã hội
hiện nay; là người có khả năng và thường xuyên tham gia tiếp cận, nhận diện sâu
rộng, kịp thời cập nhật các thông tin mới vào bài giảng để làm cơ sở cho học
viên nghiên cứu.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh âm
mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng nước ta, trong đó
chúng tập chung mũi nhọn phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, hạ thấp vai trò của
lãnh tụ Hồ Chí Minh, “phi chính trị hóa quân đội”…với tần suất ngày càng lớn. Thông
tin chính thống, không chính thống, đúng, sai, mà sự đúng, sai nhiều khi rất
mong manh, khó phân định. Giảng viên chính là chủ thể giúp cho người học nhận
thức được vấn đề, phân biệt được đúng, sai, giúp họ củng cố niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào Bác Hồ kính yêu, tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác Hồ
và nhân dân ta đã lựa chọn.
Để góp phần nâng cao vai trò của giảng viên giảng dạy
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong đẩy mạnh việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay cần thực hiện tốt
một số giải pháp sau:
Một là, quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu của
công tác giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh như: sát thực tiễn, sát mục
tiêu, yêu cầu đào tạo và sát với đối tượng người học gắn với việc “học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bài giảng có tính thực tiễn
sẽ chuyển hóa các nguyên lý, lý luận trừu tượng, khó hiểu, phức tạp thành những
vấn đề gần gũi, giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Cùng với đó, đặc biệt coi trọng
định hướng tư tưởng, hướng dẫn hành động cho người học. Chuẩn bị chu đáo các điều
kiện, phương tiện cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
Hai là, thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ giảng
viên giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và phong
cách làm việc năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nhận thức có thể thực
hiện bằng nhiều hình thức sinh động khác nhau: nâng cao hiệu quả học tập và làm
theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tôn vinh những điển hình tiên
tiến của giảng viên. Cần phải bồi dưỡng cho giảng viên có năng lực, bản lĩnh,
giữ vững niềm tin vào sự phát triển của đất nước, những điều tốt đẹp mà Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu. Giảng viên phải là hiện thân cho
trí tuệ, đạo đức của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Điều này đòi hỏi cần phát huy
vai trò của người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nêu gương, trong thực
hành trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
Ba là, mỗi giảng viên giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí
Minh không ngừng tự giác học tập, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, đạo đức,
trách nhiệm nghề nghiệp, phải xác định được vai trò của mình trong quá trình bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Một lời nói, một bài giảng không chỉ đơn giản
là lời nói, bài giảng mà chính là tiếng nói về đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, bài giảng phải là sự chắt lọc của
thực tiễn, nói những điều thực tiễn đã kiểm nghiệm, nói những điều đã được sàng
lọc, không mơ hồ, không ước đoán, suy đoán với những thông tin không chính thống,
những thông tin chưa được kiểm chứng. Nhận thức là một quá trình không đơn giản,
cần có bản lĩnh, trí tuệ, biết lựa chọn giữa đúng, gần đúng và sai, biết tìm ra
những điều phi lý trong lớp vỏ tưởng chừng hợp lý. Bản thân mỗi giảng viên cũng
cần thật sự gương mẫu về nhận thức, bản lĩnh chính trị, có lòng trung thành và
tin tưởng tuyệt đối vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vào thắng
lợi của công cuộc đổi mới; luôn tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, đề cao
trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao
trình độ mọi mặt, nhất là trình độ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Tích cực đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa
của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đã làm thế giới trở nên “nhỏ bé” hơn, nhưng “biển” thông tin thì ngày càng
rộng lớn, phong phú, đa chiều và hết sức phức tạp… Thực tế đó đòi hỏi giảng
viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải kịp thời thích nghi với điều kiện mới;
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề
nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Không
chỉ hiểu biết sâu rộng kiến thức chuyên môn lĩnh vực mình giảng dạy, còn phải
tích cực đổi mới, linh hoạt về phương pháp; thường xuyên bám sát thực tiễn, tổng
hợp thực tiễn để làm sâu sắc thêm lý luận, gắn lý luận với thực tiễn nhằm tăng
cường hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong các nhà trường, đáp ứng
yêu cầu và mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới.
NXT- H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét