Ban
Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành Kết luận số 54-KL/TƯ ngày 9-5-2023 về tiếp
tục thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TƯ ngày 3-10-2017 của Ban Bí thư về tiếp tục
phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây là kết luận có ý nghĩa quan
trọng, đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, đổi mới, có hiệu quả rõ rệt.
Từ
bao đời nay, “dân là gốc” luôn là kim chỉ nam xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Sức mạnh lòng dân đã đưa đất nước ta vượt qua những gập ghềnh,
gian nan suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân,
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta
luôn lấy nhân dân là trung tâm, là chủ thể. Trung ương đã có nhiều chủ trương
nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng. Điều lệ Đảng nêu rõ: “Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự
giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng...”.
Năm
2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 218-QĐ/TƯ quy định về việc Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII
đều nêu rõ, một trong những giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng là phải phát huy
vai trò của nhân dân. Nhằm cụ thể hóa tinh thần này, năm 2017, Ban Bí thư ban
hành Quyết định số 99-QĐ/TƯ về tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ.
Qua
5 năm thực hiện, vai trò của nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái đã được nâng lên. Tuy nhiên, Ban Bí thư nhìn nhận, việc cụ thể hóa, tổ chức
thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa kịp thời, còn hình thức. Thực tế
này đòi hỏi các cấp ủy tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -
xã hội phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, đổi mới tư duy và hành động. Mấu chốt
là phải tạo ra môi trường, điều kiện và động lực để người dân tự tin, tự giác
và có đủ kỹ năng tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”.
Để làm được điều đó, trên cơ sở
bám sát 5 nhiệm vụ trong Kết luận số 54-KL/TƯ, các cấp, ngành phải tiếp tục thể
chế hóa, cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát, dân thụ hưởng” gắn với thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tạo điều kiện thuận lợi
cho nhân dân giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng
đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, cũng như trực tiếp phản ánh, góp ý với
cấp ủy Đảng về công tác cán bộ...
Giải
pháp rất quan trọng là mỗi cấp ủy tổ chức Đảng phải xây dựng được quy chế, quy
trình tiếp nhận phản ánh của nhân dân, xác minh, xử lý thông tin nhanh chóng,
bài bản, chuyên nghiệp. Những trường hợp có vi phạm phải được xử lý nghiêm
minh, kết quả phải được công khai, minh bạch và có thông báo trả lời cho người
phản ánh.
Làm được như vậy, người dân sẽ củng
cố niềm tin, có động lực để tích cực đóng góp đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
ĐTT-KBS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét