Những năm gần đây, các thế lực hiếu chiến với luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” đã sử dụng sức mạnh “đồng minh”, tự khoác cho mình là người “đại diện cộng đồng quốc tế”, trên danh nghĩa của một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh - Liên hợp quốc, ngang nhiên tiến công vũ trang chống các quốc gia độc lập có chủ quyền. Để chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập (1949 - 1999), NATO do Hoa Kỳ đứng đầu phát động cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư với danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền”, không cần sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bằng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Tư, NATO mở đầu “cuộc thập tự chinh” của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Năm 2001, Hoa Kỳ tập hợp lực lượng liên quân của 43 quốc gia do NATO làm nòng cốt phát động cuộc chiến tranh mang tên “Tự do bền vững” tại Afghanistan chống lại Phong trào Taliban mà Washington cho là chứa chấp trùm khủng bố Osma Bin Laden - chủ mưu gây ra vụ tấn công ngày 11/09/2001. Sau gần 20 năm, người dân quốc gia Trung Á này vẫn chưa được tự do, còn chiến sự vẫn diễn ra hằng ngày. Tiếp theo cuộc chiến ở Afghanistan, năm 2003, Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tranh với sứ mệnh được tuyên bố là “Tự do cho Iraq” mượn cớ “giải giáp vũ khí hóa học” - một cuộc chiến không chỉ bị Nga và Trung Quốc mà cả các đồng minh của Mỹ trong NATO là Pháp và Đức phản đối. Đến nay, Mỹ vẫn bị sa lầy tại đây. Đầu tháng 5/2008, NATO do Mỹ đứng đầu đã trang bị và huấn luyện cho Quân đội Gruzia tiến hành “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Osetia. Trong cuộc chiến này, Gruzia đã bị Nga đánh trả và thất bại thảm hại - dấu hiệu về sự sụp đổ vị thế của Mỹ và sự trỗi dậy của nước Nga sau Chiến tranh lạnh. Năm 2011, Hoa Kỳ đứng đầu NATO kích động các biến động chính trị mang tên “Mùa Xuân Arab” ở Trung Đông - Bắc Phi, dẫn tới cuộc chiến tranh xâm lược Libya mang tên “Bình minh Odyssey” tiêu diệt nhà lãnh đạo M. Gaddafi. “Mùa Xuân Arab” còn dẫn tới cuộc chiến tranh Syria kéo dài tới nay chưa có hồi kết và được giới phân tích đánh giá như “cuộc chiến tranh thế giới thu nhỏ” với sự tham gia của lực lượng đến từ gần 90 quốc gia hay cuộc chiến tranh ở Mali (2012), Yemen (2015) và hàng loạt các cuộc chính biến làm suy yếu các nước Trung Đông - Bắc Phi là những ví dụ điển hình về một liên minh đế quốc khổng lồ triển khai luận thuyết đó trên thực tế. Những chiếc áo “đạo đức”, những lý do “nhân đạo”, “nhân quyền” được chúng tung ra hòng che lấp bản chất phản nhân đạo, phi nhân quyền của cuộc chiến tranh do chúng phát động. Luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, cho đến hiện nay, xem ra vẫn là một “bảo bối” được các thế lực phản động, hiếu chiến thường xuyên sử dụng để đe doạ, can thiệp và tiến công một quốc gia dân tộc nào đó mà chúng cho là “vi phạm nhân quyền”. Vì thế, hơn lúc nào hết, các quốc gia dân tộc cần phải nêu cao cảnh giác, vạch rõ thực chất của luận thuyết này là gì, tính chất phản động về chính trị và phản khoa học của nó như thế nào, để không những làm cơ sở động viên sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao ý chí quyết tâm chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của mình; mà còn là cơ sở cho việc tạo lập một mặt trận rộng rãi chống đế quốc của cộng đồng quốc tế.
Thứ nhất, nhân quyền là quyền con người và quyền con người ấy
bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời với quyền thiêng liêng của cả
dân tộc.
Mọi sự tách ra, hoặc đối lập quyền của con người với quyền của
quốc gia dân tộc đều là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn, sẽ dẫn đến những
hậu quả nguy hại. Sự thống nhất, gắn bó giữa quyền con người và quyền dân tộc
đã được “Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền” của Liên hợp quốc năm 1948
khẳng định và tiếp tục được nhấn mạnh trong nhiều tuyên ngôn, công ước sau đó.
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 cam kết tôn trọng và
đảm bảo quyền của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, dân tộc; đồng thời cũng nhấn mạnh, tất cả
các dân tộc đều có quyền tự quyết, tự do quyết định thể chế chính trị của mình
và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
Con người bao giờ cũng sống trong một cộng đồng
người nhất định; khi dân tộc xuất hiện thì con người sống trong và gắn bó với
cộng đồng dân tộc, mang tâm hồn, cốt cách của dân tộc đó, có nghĩa vụ và trách
nhiệm bảo vệ sự tồn tại, phát triển của dân tộc. Không thể tách và đối lập
quyền con người với quyền dân tộc, cũng không thể mượn cớ “vì nhân quyền”, vì
quyền con người để xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia dân tộc. Vì thế,
luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, từ trong bản chất đã là một luận
thuyết sai lầm và phản động, thực chất là nhằm biện minh cho những hành động
xâm lược, phi nhân tính của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực hiếu chiến.
Thứ hai, những kẻ rêu
rao “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền không biên giới”.
Chúng cho rằng “cộng
đồng quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ một quốc gia dân tộc để
bảo vệ nhân quyền”, có thực sự vì nhân quyền hay không? Câu trả lời ở đây rõ
ràng không phải là vì nhân quyền, không phải là để “bảo vệ nhân quyền” như
chúng đã từng tuyên bố. Chính nhà báo - nhà văn nổi tiếng người Mỹ, Uy-li-am
Blum, trong cuốn sách “Nhà nước đỏ: Đường lối siêu cường duy nhất của thế
giới”, đã “trả lời giúp”: Kể từ năm 1945 Mỹ đã toan tính lật đổ 40 chính phủ,
đàn áp hơn 30 phong trào quốc gia, làm cho hàng chục triệu người chết, gây ra
biết bao cảnh tang tóc cho các dân tộc. Trong các cuộc chiến tranh, Mỹ đã nhẫn
tâm sử dụng cả những loại vũ khí đã bị Liên hợp quốc cấm, như ném hai quả bom
nguyên tử xuống hai thành phố Hi- rô- si- ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản năm
1945, giết hại cùng một lúc hàng chục vạn người dân vô tội; sử dụng vũ khí
hoá học và chất độc da cam/đi-ô-xin trong chiến tranh xâm lược Triều Tiên và
Việt Nam.
Để tiến công Nam Tư và
Irắc, chủ nghĩa đế quốc đã rêu rao tổng thống và chính phủ của những nước này
là “vi phạm nhân quyền”, “đàn áp sắc tộc”, là “độc tài”, cần phải trừng phạt,
“để cứu nhân dân thoát khỏi thảm hoạ nhân đạo, nhân quyền”.
Rõ ràng, luận thuyết
“nhân quyền cao hơn chủ quyền” không phải vì nhân quyền nào cả; thực chất đó là
cơ sở lý luận cho chính sách hiếu chiến, cường quyền và xâm lược của chủ nghĩa
đế quốc, là vì lợi ích chính trị, kinh tế của chúng mà thôi, là sự phản ánh tập
trung bản chất phản động, phi nhân quyền, phi đạo lý, phản nhân đạo của các thế
lực đế quốc hiếu chiến trong điều kiện lịch sử mới. Chính những hành động dã
man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với nhân dân các quốc gia dân tộc trên
thế giới và sự bóc lột đối với chính nhân dân nước mình đã làm lộ rõ tính chất
phi nhân quyền của luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền”.
Thứ ba, trong bối cảnh lịch sử mới của cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc.
Hiện nay, so sánh lực lượng trên thế giới có lợi cho chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực phản động, bất lợi đối với các lực lượng cách mạng, hoà
bình và tiến bộ, thì luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà các thế lực
hiếu chiến đem ra thực thi trên thực tế càng trở nên nguy hiểm. Tính chất nguy
hiểm đó biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự ngộ nhận, sự nhầm lẫn ở một số người
trong việc xem xét bản chất chính trị, tính chất của chiến tranh. Bằng sức mạnh
kinh tế, quân sự của mình, với sức mạnh và áp lực của liên minh đế quốc khổng
lồ, luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” của chủ nghĩa đế quốc có vẻ càng
có “sức thuyết phục” hơn. Việc chủ nghĩa đế quốc phát động tiến công xâm lược
chống một quốc gia độc lập có chủ quyền nào đó lại có thể bị ngộ nhận đó là
hành động vì “hoà bình”, vì sứ mạng cao cả “cứu nhân dân ra khỏi thảm hoạ nhân
quyền”; còn các quốc gia dân tộc bị tiến công bị xem là những người tạo ra
“nguyên cớ”, là nguyên nhân chủ yếu gây ra chiến tranh. Vì thế, người ta cố
tình và ráo riết yêu cầu các quốc gia dân tộc phải “giải quyết các vấn đề dân
chủ, nhân quyền”, nếu không thì sẽ bị cấm vận, phong toả, sẽ bị tiến công bằng
quân sự. Tất nhiên, việc giải quyết các vấn đề dân chủ, nhân quyền ấy, thậm chí
cả những vấn đề nhân sự trong giới lãnh đạo của các nước là phải theo những
“giá trị” dân chủ, nhân quyền và lập trường, quan điểm của chủ nghĩa đế quốc,
mà trong nhiều trường hợp lại được mượn danh, đại diện cho cả cộng đồng quốc
tế, cho Liên hợp quốc.
Tình hình đó làm cho cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc
lập chủ quyền, bảo vệ những giá trị dân chủ, nhân quyền của mình, bảo vệ cuộc
sống yên lành của nhân dân ở các nước càng trở nên khó khăn, phức tạp. Nếu
không vạch rõ tính chất phản động, phản tiến bộ của luận thuyết “nhân quyền cao
hơn chủ quyền”, nếu không làm cho nhân dân thấy rõ bản chất phản động, hiếu
chiến của chủ nghĩa đế quốc, thấy được tính chất phi nghĩa của cuộc tiến công
xâm lược của chúng, thấy được tính chất chính nghĩa cao cả, vì đạo lý của cuộc
chiến tranh chống xâm lược của nước mình, thì các quốc gia dân tộc không thể
giành được thắng lợi.
Không thể đối lập nhân quyền với chủ quyền, mượn danh “vì nhân
quyền” để xâm phạm chủ quyền, cũng không thể mượn danh “vì chủ quyền” mà vi
phạm nhân quyền. Cố tình lợi dụng vấn đề nhân quyền mà vi phạm độc lập chủ
quyền của quốc gia dân tộc khác; hoặc cố tình mượn danh nghĩa bảo vệ “lợi ích,
chủ quyền quốc gia” ngoài biên giới để đem bom đạn và chết chóc, đau thương cho
dân tộc khác, giết hại dân lành của quốc gia khác đều là những hành động phi
nhân quyền, phản nhân loại, và nhất định sẽ bị thất bại.
Cho dù luận thuyết “nhân quyền cao hơn chủ quyền” có được che
dấu kín đáo và tinh vi đến đâu, nhưng chắc chắn rằng, nhân loại tiến bộ sẽ ngày
càng nhận rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, càng thấy rõ bản chất hiếu
chiến, xâm lược và phản động của chúng và càng đoàn kết hơn trong mặt trận đấu
tranh chung chống cường quyền, chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập chủ
quyền và những giá trị nhân quyền đích thực của mình.
MD- H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét