Trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội công cụ
bạo lực vũ trang sắc bén, là lực lượng nòng cốt được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của của Đảng Cộng sản. Do đó, để giữ vững và tăng
cường sự lãnh đạo, đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên nghiên cứu bổ sung, hoàn
thiện phương thức, cơ chế lãnh đạo đối với Quân đội. Trên cơ sở phương thức và
cơ chế lãnh đạo đó của Đảng cần tiếp tục thường xuyên đổi mới, bổ sung, hoàn
thiện phương thức lãnh đạo, cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Quân đội
nhân dân; tiếp tục bổ sung hệ thống luật pháp, chính sách về quốc phòng, an
ninh, đảm bảo cho lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nói riêng
luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, không ngừng nâng cao trình
độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu tổng hợp.
Đại hội XIII
của Đảng chỉ rõ: “Quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với lực lượng
vũ trang và chính sách hậu phương quân đội, công an. Tiếp tục đối mới cơ chế,
chính sách, nâng cao chất lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”1, đồng
thời “bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quốc phòng,
an ninh và liên quan đến quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động,
tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về quốc phòng, an
ninh”. Đặt trong mối quan hệ với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới, việc bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính
sách tạo ra động lực cống hiến đối với cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân
là phù hợp với đặc thù của hoạt động quân sự, quốc phòng; là yêu cầu khách
quan, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân trong
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước quản
lý tập trung, thống nhất Quân đội nhân dân trên cơ sở thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng luật pháp, đồng thời,
không ngừng cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương. Do đó, cùng với
việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đối với lĩnh vực quốc phòng, an
ninh cần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, an
ninh. Trong đó cần phát huy vai trò của Nhà nước trong đầu tư ngân sách xây
dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, mua sắm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện
đại góp phần xây dựng Quân đội nhân dân luôn vững mạnh, nâng cao sức mạnh chiến
đấu tổng hợp. Trên cơ sở đó, Quân đội có điều kiện hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
NTL - H2
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 160.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét