Một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 mà Đại hội XIII xác định, đó là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”1. Đảng ta đã có nhận thức mới và tư duy mới về mục tiêu trọng yếu của quốc phòng là: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tôi đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc”2, “có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”3.
Vì vậy, việc
củng cố quốc phòng là vấn đề đặc biệt hệ trọng, là cơ sở để giữ vững sự ổn định
về chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước. Đại hội XIII của
Đảng xác định: Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ
thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là
nòng cốt. Do đó, để Quân đội nhân dân phát huy được vai trò nòng cốt của mình
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam
phải tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi
mặt cùng với sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội.
Qua thực tiễn
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong lĩnh vực quốc phòng còn tồn tại những hạn chế,
bất cập nhất định đòi hỏi cần phải tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân. Vấn đề
này đã được, Đảng ta đã nghiêm túc chỉ rõ trong Đại hội XIII: “Việc quán triệt,
tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi chưa nghiêm, hiệu quả
chưa cao. Công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có
lúc chưa thật chủ động”1 và “việc kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với
quốc phòng, an ninh ở một số địa phương, đơn vị thiếu hiệu quả, còn biểu hiện
chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần, trước mắt”2. Vì
vậy, cùng với các chủ trương, giải pháp đồng bộ để củng cố quốc phòng, an ninh
trong tình hình mới, Đảng ta phải tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước
đối với Quân đội nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021,
tr. 117.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021,
tr. 155.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 156 - 157.
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội 2021, tr. 87.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr. 88.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét